Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

Trong quá trình mang thai chắc hẳn các mẹ bầu quan tâm nhiều quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mình như thế nào, nhất là giai đoạn đầu của thai kỳ khi con yêu đang dần hình thành. Vậy hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông tin quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu nhé ! Từ đó các mẹ bầu có thêm kiến thức để nhanh chóng phát hiện những bất thường xảy.

Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu
Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

Tuần thứ đầu tiên và thứ 2

Trong 2 tuần này của thai kỳ hầu như vẫn chưa có sự mang thai nào cả.

Việc thụ tinh diễn ra vào thời điểm sau hai tuần kể từ khi kỳ kinh cuối bắt đầu, theo quy ước ngày dự sinh sẽ được tính 40 tuần kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối, như vậy có nghĩa là thời gian của kỳ kinh cũng được tính vào thời gian mang thai, mặc dù trên thực tế sự thụ tinh có thể chưa xảy ra.

Tuần thứ 3

Đây là giai đoạn chính thức sau khi trứng được thụ tinh sẽ tạo thành hợp tử và bắt đầu di chuyển vào trong tử cung, bám vào niêm mạc tử cung sau đó bắt đầu quá trình làm tổ.

Thông thường chỉ có một hợp tử, nhưng đôi khi có nhiều hơn 1 trứng rụng, hoặc trứng được thụ tinh phân chia làm 2, hay 3 thì sẽ có nhiều hơn 1 hợp tử, tạo nên song sinh hay sinh 3 hoặc nhiều hơn.

Hợp tử có thành phần duy truyền gồm 23 nhiễm sắc thể được thừa hưởng từ cha và 23 nhiễm sắc thể được thừa hưởng từ mẹ, từ đó các nhiễm sắc thể này sẽ quy định giới tính, màu mắt cuả thai nhi cũng như các đặc điểm sinh học, ngoại hình. Vì vậy ở giai đoạn này có thể thấy được quá trình phát triển của thai nhi dần rõ hơn.

Tuần thứ 4

Giai đoạn này túi phôi bắt đầu phân chia nhanh và làm tổ ở niêm mạc tử cung.

Bên trong túi phôi, các nhóm tế bào bên trong sẽ phát triển thành phôi thai,  còn lớp bên ngoài sẽ hình thành nhau thai, đây là bộ phận rất quan trọng, là cầu nối giữa mẹ và thai nhi.

Tuần thứ 5

Tuần thứ 5 trở đi dấu hiệu mang thai trở nên rõ hơn, cơ thể mẹ bầu có những thay đổi như: nồng độ HCG tăng lên, chu kỳ kinh nguyệt dừng lại, estrogen và progesterone tiết ra nhiều hơn kích thích sự phát triển của thai nhi, … đây cũng chính là giai đoạn nhau thai phát triển, phôi thai có sự phân chia thành 3 lớp.

Lớp ngoại bì: da, hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, mắt và tai trong sẽ hình thành.

Lớp trung bì: tim và hệ tuần hoàn, xương, dây chằng, thận, hệ sinh dục.

Lớp nội bì: hình thành phổi và ống tiêu hoá.

Tuần thứ 6

Thai nhi bắt đầu phát triển nhanh, lúc này tim của thai nhi rất rất nhỏ như hạt vừng nhưng đã bắt đầu đập những tiếng đầu tiên.

Bên cạnh đó, ống thần kinh sau lưng bắt đầu đóng lại, từ đó sẽ phát triển não và tuỷ sống, tim và nhiều cơ quan nội tạng hình thành. Trong đó có mắt và tai cũng bắt đầu phát triển, trên cơ thể cũng xuất hiện các chồi nhỏ biểu thị cánh tay của thai nhi.

Tuần thứ 7

Não và mặt của thai nhi đã lớn lên khá nhiều, chồi cánh tay cũng có hình dạng như mái chèo, và bắt đầu xuất hiện các chồi để hình thành chân, mũi bắt đầu hình thành trên mặt dù chỉ là các vết lõm.

Tuần thứ 8

Thời điểm này các bác sĩ đã có thể kiểm tra cân nặng, chiều dài của thai thi, dài khoảng 11 – 14mm.

Cánh tay xuất hiện các ngón, chồi ở chân cũng phát triển thàng dạng mái chèo.

Tai và mắt, môi trên, môi dưới, mũi đã hình thành, phần thân cũng được duỗi thẳng.

Tuần thứ 9

Giai đoạn này thai nhi dài khoảng 16 – 18mm, khuỷu tay xuất hiện, các ngón chân và mí mắt cũng được hình thành.

Tuần thứ 10

Đầu của thai nhi vẫn tiếp tục phát triển, hình dạng tròn hơn, các khớp ở tay linh hoạt hơn có thể gập khuỷu tay lại, móng tay, chân dần hình thành, tóc và lông tơ cũng bắt đầu phát triển.

Giai đoạn này mí mắt của bé sẽ khép lại cho đến tuần thứ 27.

Tuần thứ 11

Lúc này chiều dài của thai nhi đã được 50mm, nặng 8gr, khuôn mặt thai nhi rộng ra, hai mắt tách xa, mầm răng xuất hiện, gan đã bắt đầu hình thành hồng cầu và bộ phận sinh dục bắt đầu phát triển, tuy nhiên vẫn khó xác định được giới tính trai hay gái.

Tuần thứ 12

Ở tuần này thai nhi dài 60mm, nặng 14gr.

Khuôn mặt thai nhi đã rõ hơn, hệ thống ruột cũng đã phát triển và tay chân bắt đầu những cử động đầu tiên.

Như vậy các mẹ có thể thấy tổng quan quá trình phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu, giai đoạn này rất nhạy cảm. Do đó các mẹ bầu nên chú tâm vào sức khoẻ, thăm khám bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Trên đây là thông tin liên quan đến quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu, mong rằng thông qua bài viết sẽ giúp các mẹ có thêm thông tin bổ ích.