Đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai

Đầy bụng là tình trạng mà ai trong chúng ta cũng có thể gặp trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều chị em thắc mắc đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai không. Vậy hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông tin này nhé!

Đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai không
Đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai không

Đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai không

Khi mang thai nồng độ hormone nội tiết tăng cao gây cơ thắt giữa thực quản và dạ dày giản ra làm cho mẹ bầu hay bị ợ nóng. Chính vì vậy, có nhiều chị em có biểu hiện ợ hơi, đầy bụng, gây cảm giác buồn nôn và nghi ngờ mình có thai.

Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng ợ hơi, đầy bụng không được xem là một dấu hiệu mang thai mà là một triệu chứng về bệnh tiêu hoá. Có thể mắc bệnh liên quan đến dạ dày, thực quản khiến các cơ thắt này bị giãn ra như: trào ngực dạ dày, viêm dạ dày, viêm túi mật, … Đặt biệt bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, nếu không kịp thời phát hiện điều trị có thê gây chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, …Nếu hiện tượng đầy bụng này thường xuyên xảy ra thì tốt nhất chị em nên đến cơ sở y tế để kịp thời kiểm tra tình hình sức khoẻ để kịp thời điều trị.

Để biết chính xác việc mình có mang thai hay không thì chị em có thể sử dụng các biện pháp thử thai như dùng que thử, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm,… ngoài ra các chịu trứng có thể gặp như chậm kinh, buồn nôn, chóng mặt, đầy bụng, nhạy cảm, tâm trạng thay đổi thất thường, đau lưng, thèm ăn, nhạy cảm với mùi, …

Đầy bụng ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không

Nếu bạn đang mang thai thì hiện tượng đầy bụng trong 3 tháng đầu thai kỳ là một triệu chứng bình thường. Cũng tương tư như đau lưng hay ợ nóng khi mang thai, đầy bụng khiến các mẹ bầu cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Đầy bụng sẽ không có ảnh hường nhiều đến thai nhi và sẽ tự hết khi mẹ bầu biết các phòng tránh đúng cách.

Tuy nhiên nếu đề tình trạng này kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của các mẹ bầu, cảm giác không ngon miệng, chán ăn, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Một số triệu chứng đầy bụng khi mang thai thường gặp

Thông thường khoảng 30 phút sau bửa ăn, thức ăn sẽ được tiêu hoá bớt đi. Nhưng nếu hệ tiêu hoá trục trặc và thức ăn mẹ bầu nạp vào cơ thể không tương thích sẽ gây nên đầy bụng, cảm giác khó chịu.

Tức phần bụng phía trên

Cảm giác như có vật gì vướng ở phía trên, lúc này cơ thể có cảm giác óc ách như chứa đầy nước, đầy hơi, thường xuyên ợ chua hay ợ khan.

Chán ăn, cảm giác ăn nhanh no

Sau khi có cảm giác từng phần bụng trên, nhiều mẹ bầu cảm thấy chán ăn hay sợ ăn, do dịch tiêu hoá không được tiết ra nên cơ cơ thể người mẹ không có cảm giác thèm ăn. Nếu cố gắng ăn vào, sẽ có cảm giác vướng nghẹn vùng họng và sẽ buồn nôn.

Bị tiêu chảy, táo bón

Đầy bụng sẽ khiến mẹ bầu bị tiêu chảy hay táo bón khi mang thai, tất cả dấu hiệu này cho thấy rằng bạn đang gặp vấn đề về hệ tiêu hoá.

Cách khắc phục chứng đầy bụng khi mang thai

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sử dụng các thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, loại trừ chướng khí với thuộc tính ấm như: gừng, sả, chanh, quế, …

Giảm tinh bột, tăng hàm lượng xơ, đạm động vật cũng như các loại trái cây tươi có chứa đường tự nhiên như đu đủ chín, chuối, táo, lê, nho … giúp mẹ bầu vừa cung cấp đủ năng lượng, lại vừa không bị đầy bụng, lợi tiêu hoá, nhuận tràng.

Bên cạnh bửa ăn chính, mẹ bầu nên ăn thêm các chế phầm từ sữa như sữa tươi, phô mai, bơ, …Các loại hạt giàu dinh dưỡng như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều, …

Các loại đồ uống vừa mang lại sức khoẻ cho mẹ và thai nhi vừa chống đầy bụng

Nước chanh nóng vừa giúp giảm nhiệt, vừa hỗ trợ trị chứng ợ nóng, khó tiêu. Với hàm lượng vitamin, và axitamin cao, uống nước chanh nóng cũng giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ tiêu hoá tối ưu.

Nước trà gừng hoăc nước gừng ngâm với mật ong pha loãng uống nóng cũng là cách giảm thiểu sự khó chịu của chứng khó tiêu, đầy bụng.

Trên đây là những thông tin chia sẽ về đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai không, mong rằng thông qua bài viết sẽ giúp mọi người có thêm nhiều thông tin bổ ích.