Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì

Hệ tiêu hoá là cơ quan nhạy cảm của trẻ nhỏ vì vậy khi trẻ bị mắc bệnh liên quan đến cơ quan này cũng gây ra nhiều lo lắng cho cha mẹ, đặc biệt là những vấn đề có quan liên quan tới đường ruột, nhiều cha mẹ băng khoăn không biết trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì, để có thêm kiến thức về căn bệnh này, cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé!

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì

Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh gì?

Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh do vi khuẩn, nấm men, ký sinh trùng xâm nhập làm tổn thương hệ tiêu hóa của trẻ. Mức độ nhiễm trùng đường ruột sẽ phụ thuộc vào loại mầm bệnh và tỉ lệ xậm nhập của chúng. Khi bị nhiễm khuẩn trẻ sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như: Tiêu chảy, phân nhầy có lẫn máu, phân chứa bạch cầu, sốt, trẻ quấy khóc, đau bụng,…

Triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ

Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột sẽ kéo dài từ vài ngày đến vài tuần và thời kỳ ủ bệnh của trẻ thường từ 1 – 10 ngày tuỳ theo thể trạng. Dấu hiệu khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột thường là tiêu chảy, đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn tháo, phân lỏng, phân có thể lẫn chất nhầy, lẫn bạch cầu. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kháng sinh, cơ thể sẽ có thể đào thải vi khuẩn ra ngoài trong vòng từ 2-7 ngày.

Nguyên nhân trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

  • Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện nên dễ bị tấn công bởi những yếu tố gây bệnh.
  • Trẻ nhỏ tiếp xúc với đồ vật, động vật xung quanh và hay có thói quen đưa đồ chơi vào miệng nên dễ bị các ổ bệnh đó tấn công.
  • Do thức ăn của trẻ chưa chín kỹ, không đảm bảo vệ sinh, môi trường xung quanh bị ô nhiễm,… cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng bệnh này ở trẻ.
  • Bên cạnh đó, do cha mẹ pha sữa bột cho trẻ không đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc để sữa quá 1h đồng hồ, bình sữa, dụng cụ pha sữa trước và sau mỗi lần sử dụng không được tiệt trùng,…

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì?

Trường hợp trẻ có triệu chứng không quá nghiêm trọng như sốt nhẹ, đi ngoài nhiều lần trong ngày thì cha mẹ có thể cho bé uống oresol bù nước và điện giải, cùng với đó nên bổ sung cho trẻ với những thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, thịt, cà rốt, nước gạo rang, chuối,… và chăm sóc bé tại nhà.

Nếu tình trạng trên của bé không thuyên giảm hoặc có thêm các triệu chứng bất thường khác như: trẻ đi ngoài phân có nhầy nhớt, lẫn máu, trẻ mệt mỏi,…thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các trung tâm y tế, bệnh viện uy tín để để thăm khám và có biện pháp xử trí kịp thời. Nếu để trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài, sẽ khiến cơ thể trẻ mất nước và có nguy cơ tử vong cao, nhất là ở trẻ sơ sinh.

Vậy trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì là hiệu quả?

  • Oresol để bù nước và điện giải trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy.
  • Thuốc hạ sốt
  • Men vi sinh: Giúp bổ sung lợi khuẩn tốt cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng men vi sinh vì không phải men vi sinh nào cũng có lợi khuẩn tốt cho trẻ.
  • Thuốc phòng ngừa tiêu chảy nhiễm khuẩn cấp (AID): Bifidobacterium lactis , Lactobacillus rhamnosus GG (LGG) và L. reuteri
  • Điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn cấp: LGG và S. boulardii, L. reuteri
  • Phòng ngừa tiêu chảy bệnh viện: B. lactis Bb12 , B. bifidum , LGG và Streptococcus thermophiles
  • Thuốc phòng ngừa tiêu chảy do kháng sinh: LGG và S. boulardii
  • Thuốc điều trị viêm ruột hoại tử: LGG, L.reuteri, hỗn hợp Bifidobacterium và Streptococcus
  • Thuốc kháng sinh: Cha mẹ thấy trẻ đi ngoài phân lỏng, phân nhầy, có lẫn máu nên đưa trẻ đi xét nghiệm để xác định đúng vi khuẩn và dùng thuốc kháng sinh phù hợp vì một số trường hợp tiêu chảy khác không cần dùng đến kháng sinh. Một số loại kháng sinh thường được sử dụng như: CIPROFLOXACIN, TRIMETHOPRIME – SULFAMETHOXAZON (biseptol, cotrim, bactrim..), CEFIXIME, AZITHROMYCIN : METRONIDAZOLE,…
  • Kẽm: Kẽm giúp những phục hổi những tổn thương ở niêm mạc đường tiêu hóa của trẻ.
  • Ngoài ra còn một số loại thuốc khác của bác sĩ thăm khám kê thêm cho trẻ..

Trên đây là một số loại thuốc cơ bản có thể sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ. Hy vọng bài viết đã giúp cha mẹ đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này và tốt nhất khi thấy trẻ có dấu hiệu nặng của bệnh nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị sớm và phù hợp.