Chữa khò khè cho trẻ sơ sinh

Tình trạng thở khò khè rất hay gặp ở trẻ sơ sinh do trẻ còn nhỏ, đường thở còn non yếu, chưa hoàn thiện nên dễ bị co, hẹp hoặc bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào gây cho trẻ khó khăn khi thở. Có một số cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà mà cha mẹ có thể áp dụng khi trẻ có triệu chứng này. Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Chữa khò khè cho trẻ sơ sinh
Chữa khò khè cho trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khò khè

Thở khò khè là âm thanh phát ra khi đang thở và thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

  • Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè là do đường thở hẹp gây tắc nghẽn, kích ứng, nhiễm trùng, gây bệnh hen suyễn và cả ung thư.
  • Trẻ sơ sinh thở khò khè dưới 1 tuổi là dấu hiệu của mềm sụn thanh quản, hoặc bị các mạch máu lớn chèn vùng thanh quản.
  • Bé bị viêm thanh phế quản cấp tính sẽ gây thở khò khè, kèm theo ho nhiều và khàn tiếng.
  • Khi bé bị virus tấn công gây cảm cúm, sốt cũng gây khó thở, ho, trường hợp bị ho kéo dài kèm theo đờm dịch sẽ gây khò khè. Nếu bé còn biểu hiện khác như phổi và cánh mũi cũng phập phồng, tiếng thở ro ro bất thường thì nên đưa bé đi khám bác sĩ vì có thể bé bị viêm phổi.
  • Trẻ sơ sinh bị dị ứng, trào ngược dạ dày gây khó khăn khi thở từ đó cũng tạo ra tiếng khò khè lúc bé ngủ.
  • Bé bị viêm amidan cấp tính gây ho có đờm cũng gây thở khò khè, dấu hiệu của sưng phù vòng cằm, họng.

Chữa khò khè cho trẻ sơ sinh

Một số cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh đơn giản mà hiệu quả tại nhà mà cha mẹ có thể áp dụng như:

  • Cho trẻ uống mật ong chưng quất (tắc): Quất có vị chua, tính ôn, giải nhiệt, có tác dụng tốt trong việc trị ho, tiêu đờm kết hợp với mật ong vị ngọt, tính bình, giúp nhuận tràng, giải độc và long đờm sẽ tạo ra hỗn hợp có vị ngọt nhẹ, dễ uống và trị tiêu đờm hiệu quả, giảm triệu chứng khò khè của bé. Khi dùng cách này, cha mẹ nên cho trẻ uống 3 lần vào sáng, trưa và trước khi đi ngủ. (Tuy nhiên cách này chỉ nên thực hiện với cho trẻ trên 1 tuổi).
  • Nước ấm: Nước ấm giúp trẻ tiêu đờm, giảm đau họng, ho và chữa cảm lạnh hiệu quả. Vì vậy khi trẻ có dấu hiệu khò khè mẹ nên cho trẻ uống nước ấm thay cho nước lạnh cả ngày để mau chóng thuyên giảm tình trạng này.
  • Nước diếp cá: Diếp cá có tính bình, vị chua, thanh mát giúp thải độc, giảm ho và tiêu đờm. Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ có thể đun sôi nước diếp cá cho trẻ uống nhiều lần trong ngày để giúp giảm đờm thanh nhiệt. Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho trẻ ăn sống rau diếp cá để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Gừng: Gừng là gia vị nổi tiếng trong điều trị bệnh hen suyễn, có thể làm giảm tình trạng viêm ở đường hô hấp và ngăn cản sự co lại của đường thở giúp giảm triệu chứng khò khè hiệu quả. Có một số cách sử dụng gừng khi trẻ sơ sinh bị thở khò khè ở nhà như:

Cách 1: Trộn hỗn hợp mật ong với nước ép lựu và nước ép gừng tỉ lệ bằng nhau rồi trẻ uống một muỗng canh từ 2-3 lần mỗi ngày.

Cách 2: Trộn ½ chén nước với một thìa cà phê gừng rồi cho bé uống trước khi đi ngủ.

Cách 3: Luộc một ít gừng trong 5 phút, để nguội rồi cho bé uống.

Phương pháp 4: Đun sôi một muỗng canh hạt cà ri, mật ong và nước cốt gừng, cho bé uống  2 buồi sáng, tối.

  • Bôi dầu khuynh diệp, dầu tràm cho bé để giúp trị thở khò khè vì trong dầu khuynh diệp, dầu tràm có chứa chất thông mũi giúp phá vỡ các chất nhầy. Khi thực hiện cha mẹ nên thấm một vài giọt tinh dầu vào khăn quàng cổ của trẻ hoặc thấm vào giấy cho trẻ ngửi từ 10-15 phút và thực hiện mỗi ngày để có kết quả tốt nhất, ngoài ra cũng có thể cho vài giọt tinh dầu này vào nước tắm của bé.
  • Cho trẻ ăn nhiều hoa quả và rau xanh như dâu tây, việt quất, đu đủ, cam để cơ thể có đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin, giúp chống lại các bệnh khi bị khò khè.
  • Nên vệ sinh mũi trẻ sơ sinh hàng ngày với nước muối sinh lý
  • Giữ ấm, kê cao gối cho bé khi ngủ sẽ hạn chế bé sổ mũi, tránh nước mũi chảy vào cuống họng gây ra ho.
  • Với những bé còn nhỏ, nên tích cực cho bé bú sữa thường xuyên hơn vì sữa mẹ có rất nhiều dinh dưỡng và đề kháng chống lại các bệnh làm bé khò khè.
  • Cho trẻ sơ sinh uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng bị mất nước. Ngoài ra, uống nhiều nước sẽ làm mát họng, sạch họng. Khi bé lớn cha mẹ có thể pha thêm chút nước chanh ấm cho bé uống để làm sạch dịch trong cổ họng của bé.
  • Nếu bé đã ăn dặm được nên cho bé bé ăn đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng.
  • Nên sử dụng thêm máy tạo độ ẩm, máy phun sương khi thời tiết hanh khô hoặc ngay khi có dùng điều hòa.