Trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao?

Việc tiêm phòng cho trẻ để phòng bệnh là một hành động rất cần thiết để bảo vệ đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên sau khi tiêm ngừa nhiều trẻ có những biểu hiện phổ biến thường gặp cũng như kháng thể trong thuốc gây nên đó là bị sốt, vết tiêm sưng tấy, đau nhức. Chắc hẳn đây là nỗi lo lắng của rất nhiều bà mẹ không biết làm cách nào để giảm đau, hạ sốt hiệu quả sau tiêm ngay tại nhà. Cùng tìm hiểu trong bài viết này để có cách xứ lý kịp thời khi trẻ bị sốt nhé!

Khi chích ngừa bất kỳ loại vacxin nào trẻ cũng có thể bị sốt. Tùy thuộc vào sức đề kháng, thể trạng sức khỏe của từng trẻ mà triệu chứng sốt và mức độ nặng nhẹ sẽ khác nhau, thời gian sốt nhanh hay chậm.

Trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt sau khi đi tiêm phòng

Các mẹ có thể theo dõi chính xác nhất bằng cách cặp nhiệt độ. Thông thường, trẻ sẽ sốt nhẹ 37,5 – 38 độ. Kèm theo đó là biểu hiện quấy khóc, có thể bỏ bú, ăn kém hơn bình thường. Vết tiêm có thể bị sưng, đau khiến bé khó chịu, bứt rứt, người có thể nổi mẩn đỏ. Đây là các biểu hiện thường gặp của trẻ, các mẹ không nên quá lo lắng, triệu chứng sốt thông thường sẽ kéo dài trong khoảng 1 – 2 ngày. Chỉ cần thường xuyên theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách thì sẽ không có gì quá đáng ngại.

Đặc biệt sau khi tiêm phòng, nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như sốt trên 39 độ C, sốt cao quá 2 ngày, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm…, bố mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.

Trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao

Chuẩn bị kỹ trước ngày trẻ đi tiêm phòng

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng rất kém. Vì thế, trước ngày đưa trẻ đi tiêm phòng, bố mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ (đối với trẻ đã ăn dặm). Còn với trẻ sơ sinh đang được nuôi bằng sữa mẹ thì các mẹ nên chú ý trước khi tiêm 1 ngày nên ăn sống rau tía tô càng nhiều càng tốt. Sau đó cho trẻ bú để hấp thụ các chất chống kích ứng cũng như làm cho cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn.

Nếu thực hiện đúng như vậy, trẻ sẽ được chuẩn bị tâm lý và sức khỏe đầy đủ cho lần tiêm tiếp theo. Những hiện tượng ốm sốt hay quấy khóc cũng giảm đi đáng kể nếu áp dụng thường xuyên cách làm này.

Các cách giảm đau, hạ sốt hiệu quả cho bé sau khi tiêm phòng ngay tại nhà

Thay vì tìm kiếm mẹo giúp trẻ không sốt sau khi tiêm phòng, ba mẹ cần có kiến thức về cách giảm đau, hạ sốt sau khi tiêm phòng cho trẻ hiệu quả và an toàn. Phổ biến nhất là những cách cơ bản dưới đây:

  • Ở những trẻ cơ địa nhạy cảm, vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng nhưng mẹ không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ tự biến mất sau 6 – 8 tiếng. Lúc này, mẹ cần chườm mát bằng cách dùng khăn nhungs nước ấm lau quanh vết tiêm của trẻ. Chú ý tuyệt đối không chườm vào chỗ sưng của con sau khi tiêm chủng vì như vậy việc tiêm chủng sẽ mất tác dụng.
  • Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, thường xuyên lau người cho trẻ có cảm giác khô thoáng, nhưng mẹ nhớ lưu ý đừng chà xát vào vết tiêm nhé.
  • Thay cho trẻ những bộ quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi nhanh để vết tiêm không bị ảnh hưởng.
  • Bổ sung nước và các chất dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ hơn: Cho trẻ bú nhiều hơn, uống nước và chăm sóc trẻ bằng các thực phẩm dễ tiêu, dạng lỏng và nhiều chất hơn.
  • Dán ngay miếng hạ sốt ( bán ở các tiệm thuốc tây) quanh chỗ tiêm cho bé. Nhớ cắt một lỗ nhỏ giữa miếng dán tránh vết tiêm để chỗ tiêm hở ra là được. Bé sẽ không đau mà giảm được sốt, bé không quấy khóc.

Ngoài ra, hiện nay cũng có một số mẹ truyền tai nhau kinh nghiệm xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm nhằm mục đích giảm đau, sưng tấy cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm này không được các chuyên gia y tế khuyến khích vì làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm, làm vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.