Sữa mẹ hâm để được bao lâu?

Sữa mẹ nguồn dinh dưỡng hàng đầu cho các bé,  vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như: đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp, phù hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Và đặc biệt tốt cho các bé dưới 1 tuổi. Nhưng sau khi sinh cỡ 6 tháng thì hầu như các mẹ đều quay trở lại công việc, đi làm của mình. Đối với những người mẹ này thì cách tốt nhất để duy trì nguồn sữa mẹ là vắt sữa để lại nhà cho trẻ ăn. Vậy làm thế nào để bảo quản sữa mẹ một cách tốt nhất? Và khi sữa mẹ hâm nóng để được bao trong lâu?

Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu
Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu

Cách vắt sữa cho mẹ bé

Cách vắt sữa bằng tay

Chuẩn bị dụng cụ đựng sữa như cốc hoặc bình sữa đã được rửa sạch, tráng qua nước sôi và để ráo nước; túi đựng sữa chuyên dụng (nếu bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh).

Trước khi vắt sữa, người mẹ cần rửa tay sạch sẽ và dùng khăn mềm, sạch lau qua bầu vú; sau đó nên ngồi hoặc đứng một cách thoải mái và giữ cốc hoặc bình sữa ở gần vú.

Đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, ngón tay trỏ ở phía dưới, đối diện với ngón tay cái thành hình chữ C, đỡ vú bằng các ngón tay khác.

Ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng về phía trong và vào thành ngực (không nên ấn quá mạnh vì sẽ làm tắc ống sữa).

Ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng vào phía thành ngực, ấn vào rồi thả ra, ấn vào rồi thả ra; lúc đầu sữa có thể chưa xuống nhưng sau khi ấn vài lần, sữa sẽ bắt đầu xuống và chảy ra.

Nên vắt mỗi bên tối thiểu từ 3-5 phút cho tới khi thấy sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia, sau đó vắt lại cả hai bên

Cách vắt sữa bằng máy hút sữa

Chọn phễu chụp vú vừa với bầu vú của bạn.

Phễu chụp vú phải khít với đầu vú, nhưng cũng vẫn đủ khoảng không để đầu vú không bị chèn vào thành của phễu.

Đầu núm vú phải nằm giữa tâm của ống phễu chụp vú.

Trước khi hút sữa, cũng cần rửa sạch tay, phễu chụp vú và bình đựng sữa. Có thể làm ẩm chụp vú để tăng độ mút, kín khít. Bắt đầu hút với áp lực chân không cao nhất mà bạn vẫn thấy thoải mái.

Massage ngực trước và trong khi hút để giúp sữa dễ chảy ra.

Cách bảo quản sữa mẹ

  • Trong phòng 15 độ C, sữa vắt ra có thể bảo quản tối đa trong 24h
  • Trong phòng 22 độ C, thời gian bảo quản sữa chỉ nên kéo dài trong khoảng 10h.
  • Trong phòng 25 độ C, thời gian bảo quản tiêu chuẩn là từ 4 – 6h.
  • Trong ngăn mát tủ lạnh thường , có nhiệt độ 0 – (-4) độ C, thời gian bảo quản tối đa là 5 ngày.
  • Trong ngăn đá tủ lạnh thường, nhiệt độ dưới -5 độ C, có thể bảo quản sữa mẹ trong vòng 2 tuần.
  • Trong tủ lạnh riêng biệt dưới -18 độ C, thời gian bảo quản kéo dài từ 3 – 6 tháng.
  • Trong tủ lạnh riêng biệt dưới – 20 độ C, thời gian bảo quản có thể từ 6 – 12 tháng.

Sữa mẹ hâm nóng để được bao trong lâu?

Sữa mẹ khi vắt ra để ở nhiệt độ thường có thể để được 4 giờ. Thế nhưng đối với sữa mẹ hâm nóng chỉ để được 1 giờ và chỉ hâm nóng 1 lần duy nhất.

Sữa thừa không thể bỏ lại vào tủ lạnh để bảo quản hay trữ đông tiếp được. Cũng không được tận dụng lượng sữa này để làm sữa chua từ sữa mẹ mà bắt buộc phải đổ bỏ.

Đổ bỏ sữa thừa không phải là việc làm lãng phí, mà đó chính là cách bảo vệ sức khỏe cho con của bạn. Bé có thể bị tiêu chảy nếu sử dụng sữa mẹ quá hạn sử dụng cho bé.

Sữa mẹ chỉ nên hâm nóng ở nhiệt độ 37-40 độ C. Không nên cho bé sử dụng sữa lạnh vè nướu bé còn yếu cũng như không hâm sữa quá nóng khoảng 70 độ C. Ở nhiệt độ sẽ làm bay hơi các vitamin và đánh mất nhiều dưỡng chất, kháng thể quý giá có trong sữa mẹ. Sữa mẹ mất hết chất dinh dưỡng, cũng như gây nguy hiểm cho bé bú vì quá nóng.

Tóm lại, sữa mẹ là nguồn dưỡng chất vô cùng quý giá với các bé. Nên bảo vệ nguồn sữa này một cách cần thận về thời gian giữ trữ sữa cũng như nhiệt độ hâm nóng sữa thích hợp cho các bé. Để đảm bảo an toàn cho bé và giữ lại nguyên vẹn dưỡng chất của dòng sữa.