Sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được

Đặt vòng tránh thai là một biệp pháp được nhiều chị em phụ nữ sử dụng hiện nay vì chỉ cần đến bệnh viện được các bác sĩ thực hiện: đơn giản, nhanh chóng, chi phí thấp mà hiệu quả mang lại cao cùng tính an toàn. Nhưng không phải ai cũng biết thời điểm nào có thể đặt vòng tránh thai nhất là với các mẹ sinh mổ. Do đó hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông tin sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được nhé!

Sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được
Sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được

Vòng tránh thai là gì

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ làm bằng nhựa, dùng đặt vào tử cung của phụ nữ có tác dụng ngăn cho trứng và tinh trùng gặp nhau làm cản trở quá trình làm tổ. Có nhiều loại vòng tránh thai được sử dụng như vòng chữ S, T, hay hình cánh cung có quấn đồng, …

Hiệu quả ngăn ngừa thai của vòng tránh thai đạt được 99%, thời gian sử dụng lên đến 5 năm. Ưu điểm của sản phẩm mang lại là: bền, thoải mái, dễ sử dụng, ít gây tác dụng phụ cho cơ thể, …

Sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được

Sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được: 6 tháng sau sinh hoặc 1 năm là thời điểm thích hợp nhất, khi ấy toàn bộ tử cung của các chị em đã lành hẵn, các chỉ khâu khi sinh cũng tiêu trong cơ tử cung.

Trong khoảng thời gian trên nếu thấy kinh nguyệt trở lại thì chị em có thể đặt vòng tránh thai sau khi hành kinh xong, khoảng 3 – 7 ngày.

Tránh trường hợp sau khi sinh mổ khoảng 1 hay 2 tháng chị em đã đặt vòng tránh thai, với việc làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính mình như: viêm nhiễm âm đạo, vi khuẩn xâm nhập, do khi vừa sinh mổ xong tử cung vẫn còn bị tổn thương, các vết mổ còn rất mới.

Ngoài ra việc không nên đặt vòng tránh thai sớm là vì sau khi sinh tử cung bị giãn nỡ rộng ra, kích thước chưa ổn định, do đó nếu đặt vòng vào có thể sẽ không vừa kích cở và vòng rơi ra ngoài.

Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai sau sinh mổ

Các chị em nên đến các bệnh viện lớn, uy tính để được các bác sĩ thăm khám và chuẩn đoán xem thể trạng có phù hợp với việc đặt vòng hay không, cũng như loại vòng nào thích hợp. Nếu cơ thể đang bị các bệnh về phụ khoa thì nên điều trị triệt để trước khi đặt vòng để tránh nguy hiểm đến sức khoẻ sinh sản sau này.

Tuần đầu tiên khi bạn đặt vòng thường nhạy cảm, nên hạn chế di chuyển, đi tiểu một cách nhẹ nhàng để vòng tránh thai ổn định trong tử cung.

Cơ thể đã đặt vòng nếu trong thời gian đó có các dấu hiệu viêm nhiễm như: dịch âm đạo màu xanh, vàng, nhiều và có mùi hôi, hay ngứa, rác vùng kín khi đi tiểu. Thì các bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra lại, nếu không thích hợp thì tháo vòng ra.

Nếu bạn đã tháo vòng tránh thai ra cơ thể thì lưu ý khi quan hệ tình dục phải sử dụng các biện pháp tránh thai khác như: sử dụng bao cao su, hay xuất tinh ngoài,… tránh mang thai ngoài ý muốn. Việc mang thai sau khi sinh và nhất là sinh mổ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ người mẹ và thai nhi và ngay với bé vừa sinh.

Sử dụng vòng tránh thai không đồng nghĩa là có thể phòng tránh được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do đó các chị em không được chủ quan việc quan hệ không lành mạnh sẽ gây viêm nhiễm phụ khoa.

Lời khuyên chung cho tất cả chị em khi đã đặt vòng tránh thai là nên khám sức khoẻ phụ khoa định kỳ để biết tình trạng sức khoẻ cũng như vòng đặt có vấn đề gì không như: gãy vòng, làm xuyên thủng tử cung, như vậy việc ngừa thai không còn hiệu quả dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn.

Trên đây là những thông tin về việc sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được, mong rằng thông qua bài viết sẽ giúp các chị em phụ nữ hiểu hơn về phương pháp này cũng như thời điểm nào thích hợp để đạt được hiệu quả cao nhất và an toàn cho sức khoẻ của mình.