
Với những bậc cha mẹ, quá trình nuôi dưỡng con trưởng thành, nên người thật sự rất khó khăn. Nói về vấn đề khen ngợi và khuyến khích con, thật sự rất mâu thuẫn, chúng ta cần phải khen ngợi con, nhưng đồng thời phải dạy trẻ biết khiêm tốn về thành tích của mình.
Khen ngợi con quá nhiều có thể khiến con trở nên kiêu ngạo, nhưng quá ít lại khiến trẻ cảm thấy không được quan tâm, tâm trạng trở nên tồi tệ. Vì vậy, tìm ra cách để cho con biết cha mẹ tự hào về chúng bằng những lời khen thích hợp có thể khá khó khăn. Bài viết hôm nay nghệ thuật khuyến khích và khen ngợi con có thể sẽ cho bạn những lời khuyên tốt, giúp bạn tìm ra cách phù hợp để khen ngợi và bày tỏ niềm tự hào thích hợp về những nỗ lực và thành tích của trẻ.
Khen ngợi con vì những điều quan trọng
Trẻ con cũng như chúng ta, con thường phải làm rất nhiều việc, học tập, chơi thể thao, chơi nhạc cụ,… và một số việc trong đó có tầm quan trọng hơn những việc khác. Đảm bảo rằng bạn khen ngợi những thành tích mà con đáng được khen thưởng, như học tập tốt, biết phụ giúp những người xung quanh, chăm chỉ,… và không nên khen ngợi con nếu con không xứng đáng.
Ví dụ, nếu con tham gia vào một buổi biểu diễn piano và làm việc thực sự chăm chỉ, luyện tập hàng ngày, chọn một đoạn khó để học và có tiến bộ đáng kể, thì khen ngợi con ở mức độ cao là phù hợp. Mặt khác, nếu con tham gia vào một buổi biểu diễn piano nhưng lại không thể tham gia vào phút cuối vì không chuẩn bị kỹ càng, không luyện tập và lựa chọn đoạn dễ để học, cha mẹ có thể không nên khen ngợi con.
Không chú trọng thành tích, hãy chú trọng quá trình
Khi trẻ em hoàn thành một điều gì đó trong đời, con thường phải vượt qua những trở ngại, khó khăn trong quá trình đạt được thứ chúng muốn. Có lẽ con cần phải hy sinh một số thứ như thời gian với bạn bè để luyện tập hoặc trau dồi kỹ năng của mình.
Nếu con thắng hoặc ở những cuộc thi trong hành trình của mình, cha mẹ hãy chỉ ra những điểm con cần cải thiện và bày tỏ rằng, chúng ta tự hào không chỉ về thành tích của con mà còn nhận ra những gì con đã phải vượt qua trong quá trình này, con có thể thấy chúng ta đã theo dõi bao lâu và chúng ta đã chú ý đến những nỗ lực của con trong suốt chặng đường.
Ví dụ, Trọng Hiếu thuộc đội cầu lông của trường trung học và vừa giành chiến thắng trong trận đấu đôi cuối cùng trong giải đấu khu vực. Cha mẹ cậu ấy đã khen ngợi rất nhiều về thành tích chiến thắng trong trận đấu này, nhưng có lẽ biểu hiện “cha mẹ rất tự hào về con” của họ có thể đã không đúng, khiến cậu ấy cảm thấy như chiến thắng là việc quan trọng nhất. Thay những câu khen ngợi quá khích và sáo rỗng bằng những lời “Cha mẹ cảm thấy rất vui và tự hào vì những nỗ lực luyện tập và cải thiện bản thân của con đã được đền đáp”, Trọng Hiếu sẽ cảm thấy bản thân được đánh giá cao không chỉ về sự chiến thắng mà còn tất cả những gì cậu đã đạt được và cảm thấy hài lòng thực sự về thành tích của mình.
Thể hiện sự tin tưởng và đánh giá cao năng lực cùng sự cố gắng của con

Khoe khoang về thành tích của con cái không hữu ích đối với con bằng cách cho trẻ biết chúng ta đã hài lòng với những thành công của chúng như thế nào. Nếu một đứa trẻ luôn thể hiện sự tự tin về khả năng của mình thì trẻ có thể làm tốt nhiều việc khác, và sự đánh giá cao về nỗ lực của trẻ khiến chúng dễ dàng lắng nghe và tiếp thu hơn.
Tuy nhiên, có những việc mà trẻ thực sự không làm tốt khiến chúng buồn và thất vọng vào bản thân. Lúc này, lời khích lệ vô cùng quan trọng. Ví dụ, dù tập nhiều lần mà con vẫn chưa đi được xe đạp. Bạn nên động viên con rằng: “Việc giữ thăng bằng trên xe đạp là điều rất khó khăn. Khi nhỏ, bố mẹ cũng đã ngã nhiều lần và tập rất lâu mới có thể biết đi. Con cũng sẽ làm được nếu như con cố gắng!”
Bày tỏ sự tự tin vào khả năng của con — nếu con làm tốt điều này, con có thể làm tốt nhiều việc — và sự đánh giá cao đối với nỗ lực mà con đã bỏ ra trong hành trình là những biểu hiện rất tốt để con lắng nghe và tiếp thu nội tâm.
Đừng làm quá lời khen ngợi
Giữ các biểu hiện tự hào của bạn trong một mức độ thích hợp là rất quan trọng. Cú ghi điểm đầu tiên của con trong một trận bóng đá là điều đáng để chú ý và khen ngợi, những điều đó không phải loại thành tích mà chúng ta phải tổ chức một bữa tiệc thật lớn. Những sự kiện như vậy, gia đình có thể ngồi lại với nhau, cùng thảo luận giúp con tiến lên và ăn một bữa ăn nhỏ ấm cúng.
Chọn đúng thời điểm để khen ngợi
Lời khen ngợi sẽ có hiệu quả cao nhất khi được đưa ra ở những thời điểm thích hợp như khi trẻ đạt được thành tựu. Ví dụ như khi con vừa ghi một bàn thắng trong trận đá bóng ở trường thì việc khen ngợi ngay sẽ có hiệu quả hơn, vì giúp trẻ nhận ra bạn luôn quan tâm, dõi theo trẻ. Chúng ta cũng cần nhận ra khi nào nên khen ngợi trẻ để đưa ra lời khen hiệu quả, ví dụ việc ăn uống của trẻ, đó chỉ là nhu cầu thiết yếu của con người, ai ai cũng cần ăn uống để sống, thế mà nhiều cha mẹ lại khen ngợi khi con chịu ăn uống, thay điều đó bằng cách khuyến khích con ăn và thử thêm nhiều món ăn mới.
Đừng chôn vùi những biểu hiện tích cực trong kết quả tiêu cực
Nếu con đã cố gắng cả quá trình dài nhưng kết quả không như mong đợi, bạn nên động viên con cố gắng hơn cho lần sau. Đôi khi, ta cần khen ngợi ngay cả khi con thất bại để trẻ thấy mình vẫn được công nhận, có thêm nhiều động lực vươn lên không sợ thất bại.
Hãy thử nói với con rằng ‘Cha mẹ rất tự hào về con!’
Larissa Dann, một huấn luyện viên kỳ cựu của Chương trình Huấn luyện Hiệu quả cho Phụ huynh ở Úc, đã đưa ra một đề nghị cho các học viên của mình rằng, hãy ngừng nói “Cha mẹ tự hào về con” mà hãy nói rằng “Cha mẹ rất tự hào về con!”, “Tuyệt thật! Cha mẹ thật sự vô cùng ấn tượng về thành tích của con!”. Đó là một sự thay đổi tinh tế để chỉ tập trung vào thành tựu của đứa trẻ.
Tập trung vào con khi khen ngợi con

Đôi khi chúng ta tự hào về con, nhưng cũng khen ngợi thêm những đứa trẻ khác vì thành tích tốt hơn. Đó không phải là một khen ngợi tốt. Khi khen, hãy chỉ tập trung vào con thôi. So sánh con với bạn bè, anh chị em trong gia đình chỉ khiến con có những đánh giá sai lệch về bản thân và người khác, khiến dễ nảy sinh đố kị hoặc tự ti vào bản thân mình.
Khuyến khích con công nhận nỗ lực của người khác
Một cách hữu ích để giữ cho trẻ khiêm tốn trong khi vẫn công nhận thành tích của chúng là giúp chúng thấy những người khác đã đóng góp như thế nào vào thành công của chúng.
Ví dụ như sau khi nhận được điểm cao trong bài kiểm tra, ngoài cố gắng của bản thân, trẻ cũng nên nhận ra sự cố gắng của thầy cô trong quá trình giảng dạy, và những động viên, hỗ trợ của cha mẹ dành cho mình.
Giúp trẻ thấy rằng có rất nhiều người đang nỗ lực hướng tới thành công của mình, sẽ giúp trẻ cảm thấy hài lòng về thành tích của chính mình trong khi vẫn thấy rằng đó cũng luôn là nỗ lực của mọi người.