Quá trình mang thai rất vất vả nên rất nhiều mẹ mong muốn mang song thai trong lần đầu làm mẹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về điều gì giúp tăng khả năng sinh đôi, cũng như quá trình hình thành của cặp song sinh trong bụng mẹ. Hãy đọc hết bài viết để xem những điều cơ bản về sinh đôi và gợi ý cách đẻ sinh đôi mà mẹ có thể tham khảo nhé!

Sinh đôi phổ biến như thế nào?

Theo số liệu do Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh thu thập, có 133.155 cặp song sinh được sinh ra ở Hoa Kỳ vào năm 2015. Hiểu đơn giản thì cứ 1.000 người sẽ có tới 32 người sinh đôi. Tỷ lệ sinh nhiều con đã tăng lên và đạt đỉnh trong những năm 1990 nhưng đã giảm dần trong thập kỷ qua. Tỷ lệ mang thai ba lần trở lên đã giảm 36% kể từ năm 2004.
Tại Việt Nam, tỷ lệ sinh đôi đặc biệt cao ở ấp Hưng Hiệp, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Có tới 70 cặp song thai tại đây nên rất nhiều người gọi nơi này là “làng sinh đôi”.
Những khó khăn khi sinh đôi
Có một số phương pháp điều trị thụ thai giúp thúc đẩy quá trình rụng trứng mà có thể dẫn đến sinh đôi, sinh ba,… Tuy nhiên việc mang song thai đôi khi lại được coi là một “rủi ro” vì những khó khăn của mẹ và bé tăng lên gấp nhiều lần. Mẹ có thể mắc phải các bệnh như tiền sản giật, cao huyết áp, nhau bất thường hay các biến chứng sau sinh như băng huyết, tiểu đường. Vì vậy để bảo đảm mẹ an toàn, thời gian nằm viện của mẹ sẽ lâu hơn, chi phí cũng sẽ tăng.
Và không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ, mà bé cũng có khả năng mắc các di chứng khi mẹ mang song thai. Việc sinh đôi thường có sự phát triển không cân xứng, dẫn đến chênh lệch cân nặng giữa hai thai, dễ xảy ra tình trạng thai lưu, sinh non, thai dị dạng, chậm phát triển hay thậm chí là hội chứng thai truyền máu cho nhau.
Đồng thời, nuôi dưỡng một đứa trẻ nên người, đặc biệt là trẻ sơ sinh đã rất khó khăn, việc phải chăm sóc cùng một lúc hai nhóc sau này sẽ là một thử thách không hề nhỏ của bố mẹ.
Một số yếu tố tác động giúp sinh đôi mà không cần công nghệ can thiệp
- Lịch sử gia đình, hay còn gọi là di truyền: Nhiều mẹ sẽ có khả năng mang song thai cao hơn khi có anh chị em sinh đôi. Tuy nhiên, nếu bố mới là người có anh chị em sinh đôi, hoặc gia đình lâu nay thường sinh đôi, tỷ lệ mang song thai sẽ không bị ảnh hưởng.
- Cân nặng và chiều cao của mẹ: Theo nghiên cứu, nếu mẹ có vóc dáng cao thường có khả năng mang song thai cao hơn. Những người phụ nữ đầy đặn, có chế độ ăn uống tốt dễ mang thai hơn so với người ăn uống thiếu dinh dưỡng.
- Độ tuổi sinh sản: Những phụ nữ trên 30 lại có khả năng sinh đôi cao hơn, đặc biệt là vào thời kỳ tiền mãn kinh. Điều này là do hormone FSH tăng lên khi phụ nữ lớn tuổi, kích thích buồng trứng rụng nhiều trứng hơn mỗi kỳ, nội tiết tố estrogen cũng tiết ra nhiều hơn, làm tăng khả năng thụ tinh. Đôi khi, các nang trứng phản ứng quá mức với mức FSH cao hơn và hai hoặc nhiều trứng được phóng thích, dẫn đến mang thai đôi.
- Đang cho con bú và đã mang thai nhiều lần: Theo một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh đôi ở phụ nữ đang cho con bú là 11,4%, cao hơn so với chỉ 1,1% ở phụ nữ không cho con bú. Và đặc biệt mẹ có khả năng sinh đôi cao hơn khi đã mang thai nhiều lần trước đây, tỷ lệ sinh đôi tỷ lệ thuận với số lần mang thai.
- Những yếu tố khác: Theo một khảo sát thì người Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng mang thai đôi cao hơn phụ nữ da trắng. Trong khi đó thì phụ nữ châu Á ít có khả năng mang thai đôi nhất.
Tỷ lệ sinh đôi của các phương pháp điều trị
Không phải tất cả các phương pháp điều trị vô sinh đều làm tăng tỷ lệ sinh đôi, nhưng hầu hết chúng đều giúp làm tăng tỷ lệ sinh đôi. Dưới đây là một số phương pháp điều trị có thể dẫn đến sinh đôi.
- Clomid
- Femera
- Gonadotropin (còn được gọi là thuốc tiêm) như Gonal-F và Follistim
- Điều trị IUI, khi được sử dụng cùng với thuốc hỗ trợ sinh sản
- Điều trị IVF
Tỷ lệ chung
- Sinh đôi 3,35%
- Sinh đôi giống hệt nhau 0,45%
- Sinh ba và sinh nhiều hơn 0,1%
Với các điều trị
- Sinh đôi giống hệt nhau 0,95%
- Clomid và Femera: 5-12% sinh đôi, sinh nhiều hơn hai 1%
Theo một số nghiên cứu, có tới 30% trường hợp mang thai được thụ thai bằng gonadotropins dẫn đến đa bội thể. Hầu hết những trường hợp mang thai này là song thai, nhưng có đến 5% là thai sinh ba trở lên
- Gonadotropins: tỷ lệ sinh đôi cao nhất lên đến 30%, sinh nhiều hơn hai tới 5%
Sinh đôi do điều trị IVF tương đối phổ biến, với tỷ lệ sinh đôi cao nhất ở phụ nữ dưới 35 tuổi, ở mức 12,1% vào năm 2014. Tỷ lệ sinh đôi IVF thấp hơn ở phụ nữ trên 35 tuổi – 9,1% đối với phụ nữ từ 35 đến 37 và 5,3 ở phụ nữ tuổi 38 đến 40 – có thể do tỷ lệ thành công nói chung giảm khi phụ nữ già đi:
- IVF (dưới 35 tuổi): 12,1% cặp song sinh
- IVF (35-37 tuổi) 9,1% cặp song sinh
- IVF (38-40 tuổi): 5,3% cặp song sinh
Song sinh trông giống hệt nhau

Tính toàn dân số thế giới nói chung, tỷ lệ mang song thai giống hệt nhau xảy ra 0,45%, hoặc 1 trong 250 ca sinh. Mặc dù hầu hết các trường hợp đa thai được thụ thai bằng phương pháp điều trị sinh sản là song sinh cùng trứng, nhưng việc sử dụng phương pháp điều trị hiếm muộn sẽ làm tăng nguy cơ sinh đôi giống hệt nhau.
Một lời khuyên nhỏ
Cơ hội sinh đôi của bạn không chỉ phụ thuộc vào việc bạn sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản mà còn phụ thuộc vào tiền sử gia đình, chủng tộc, tuổi tác và nhiều yếu tố khác. Những yếu tố này sẽ kết hợp cùng nhau tạo ra khả năng sinh đôi cao hơn hẳn so với bình thường.
Tuy nhiên, nếu bạn mong muốn mang thai đôi trở lên, hãy biết cách chăm sóc bản thân thật tốt trước khi mang thai và trước khi sinh để giảm nguy cơ biến chứng thấp nhất có thể cho cả mẹ và bé.