Nhiều mẹ vẫn cho rằng trong thời gian cho con bú vẫn chưa thể có thai được vì sau khi sinh mẹ vẫn chưa có kinh nguyệt. Tuy nhiên, khoảng sau vài tháng sau khi sinh em bé, khi cơ thể mẹ trở về ổn định là trứng có thể rụng trở lại và tùy vào vào cơ địa mỗi người mẹ mà sẽ hồi phục nhanh hay muộn. Vì vậy mẹ vẫn thể có thai. Vậy dấu hiệu có thai khi đang cho con bú là gì? Có ảnh hưởng tới em bé trước đó không? Mình cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé!

Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì phụ nữ trong thời kỳ mang thai và khi cho con bú sẽ không có kinh nguyệt. Tuy nhiên thời gian không có kinh nguyệt trong giai đoạn cho con bú chỉ kéo dài vài tháng. Khi cơ thể phụ nữ ổn định lại bình thường thì sẽ rụng trứng và có kinh nguyệt sau khoàng từ 4-6 tháng có khi tới 1 năm, ở một số người thì thời gian này có thể sẽ sớm hơn nhiều khoảng 6 – 10 tuần tùy cơ địa và khả năng hồi phục của cơ thể. Vì vậy các bà mẹ đừng nên chủ quan, hoàn toàn có thể mang thai dù chưa phát hiện mình có kinh nguyệt trở lại trong kỳ rụng trứng đầu tiên sau khi sinh em bé. Vậy dấu hiệu có thai khi cho con bú là như thế nào?
Bé không muốn bú sữa mẹ nữa
Khi mang thai cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi về nội tiết tố bên trong. Vì vậy với những mẹ mang thai khi cho con bú thì sẽ khiến nguồn sữa mẹ bớt thơm ngon hơn và có vị chua, dẫn đến tình trạng bé không thích bú sữa mẹ nữa và giảm dần uống sữa mẹ. Bên cạnh đó, khi mang thai cơ thể mẹ cũng rất hay mệt mỏi và ốm nghén nên sẽ ăn ít hơn, chán ăn khiến sữa không đủ dinh dưỡng, không còn ngon ngọt như ban đầu, sữa mẹ không đủ để đáp ứng cho nhu cầu của bé.
Cơ thể mệt mỏi
Sau khi sinh bé, mẹ sẽ chăm và làm nhiều việc khác nên khiến cơ thể mất đi rất nhiều năng lượng. Nhưng nếu bản thân cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn bình thường, có thể ngủ gật mọi mơi, cơ thể suy nhược thì có khả năng mẹ đang mang thai lần nữa trong thời gian này. Vì cơ thể mẹ cho con bú cũng đã tiêu hao rất nhiều năng lượng, đồng thời nếu có thai mẹ phải cung cấp dưỡng chất của cơ thể cho thai nhi trong bụng nên mẹ sẽ mệt mỏi nhiều hơn, cùng với đó khi mang thai hóc môn của cơ thể cũng gây mệt mỏi cho mẹ.
Buồn nôn
Buồn nôn, nôn ói là những biểu hiện quen thuộc khi mang thai của mẹ bầu vì có thể xuất hiện từ đầu và kéo dài trong suốt thai kỳ. Những cơn buồn nôn sẽ xuất hiện vào sáng sớm khi mới ngủ dậy, có thể là nôn khan hoặc nôn ra luôn tùy người, cảm giác này sẽ g6y cho mẹ sự khó chịu ở cùng bụng và bên trong dạ dày.
Không những thế trong các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi mang thai lần sau các cơn buồn nôn có thể sẽ nặng và dữ dội hơn lần đầu, vì vậy các mẹ bầu nên lưu ý.
Đau ngực nhiều, dữ dội
Đau ngực là biểu hiện của trước kỳ hành kinh và cũng là một trong những triệu chứng nhận biết khi mang thai. Tuy nhiên đối với những mẹ đang cho con bú có thai trong giai đoạn này có thể sẽ đau ngực dữ dội hơn bình thường. các cơn đau xuất hiện ở núm vú, vùng bầu ngực khiến mẹ không muốn cho con bú nữa vì cảm giác đau đớn.
Cảm giác đau ngực cũng khiến nhiều mẹ hiểu lầm với bệnh viêm tắc tia sữa. Nhưng nguyên nhân của cơn đau ngực do mang thai là sự thay đổi hóc môn trong cơ thể mẹ làm ngực bị cương cứng và khi có massage cũng không thuyên giảm nhiều. Đặc biệt khi cho bé bú cảm giác đau có thể dữ dội hơn.
Chuột rút
Thực tế biểu hiện chuột rút hay bị các mẹ bầu bỏ qua vì cho rằng do cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên vào khoảng 6-12 ngày sau khi trứng được thụ tinh thì cảm giác này sẽ thường xuyên xuất hiện và số lần bị chuột rút sẽ tăng lên, càng gần nhau hơn.
Tuy nhiên, nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu trên mẹ nên dùng que thử thai, khám bác sĩ để biết chính xác nhất.
Mẹ nên làm gì khi mang thai khi đang cho con bú
- Đừng vội cai sữa cho bé lớn ngay lập tức khi phát hiện mình mang thai vì cơ thể của mẹ vẫn tiết sữa trong giai đoạn này và sữa là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Mẹ cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, hna5 chế các chất kích thích, dố ăn không tốt cho cơ thể.
- Cần nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động quá sức.
- Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng.
Nếu mẹ không muốn có thai trong giai đoạn cho con bú thì nên dùng các biện pháp bảo vệ như bao cao su, vòng tránh thai, thuốc tránh thia, que cấy thai sau sinh,…