Ăn dặm là gì?
Ăn dặm là bước chuyển lớn từ dạng lỏng của sữa mẹ hoặc sữa công thức (sữa bột,..) sang chế độ có thức ăn dạng sệt, tới dạng lợn cợn và cuối cùng là dạng miếng.
Các bé có thể bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng cho tới 1 tuổi. Vì giai đoạn này bé bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển nhưng sữa mẹ không thể đáp ứng đủ hoàn toàn các chất dinh dưỡng cần thiết, chính vì thế lúc này bé cần bổ sung thêm các thức ăn khác như bột, cháo, rau, hoa quả.. ăn thêm bên cạnh sữa mẹ.

Quy tắc vàng cho bé ăn dặm đúng cách:
Khi mới ăn dặm, hệ tiêu hoá của bé vẫn còn non yếu và chưa hoàn thiện. Vì vậy, bé cần được cho ăn theo nguyên tắc:
- Từ ít đến nhiều
- Từ loãng đến đặc
- Từ mịn đến thô
- Từ nguồn thưc vật đến động vật
- Từ một loại đến nhiều loại.
- Từ tháng thứ 6 mẹ có thể cho bé tập ăn với bột lỏng, từ tháng thứ 9 có thể chuyển sang ăn cháo nghiền rồi mới đến cháo đặc. Hơn thế nữa, trẻ có thể tự ăn sau 1 tuổi.
- Chỉ ăn gạo tẻ trắng khi mới bắt đầu, không nêm gia vị trước 1 tuổi.
- Sang tháng thứ 7-8 mới cho bé tập ăn hải sản.
- Trong quá trình nấu bột ăn dặm tuyệt đối không thêm muối.
Nguyên liệu chính trong cách làm bột ăn dặm cho bé
- Gạo tẻ truyền thống, có thể thêm chút gạo nếp tạo độ dẻo rồi đem xay ra.
- Cháo được nấu nhừ hoặc rây nhuyễn
Một bát bột ăn dặm của bé phải có đủ 4 nhóm gồm:
- Tinh bột
- Chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, đậu đỗ các loại …)
- Vitamin cùng khoáng chất (rau dền, mồng tơi, cải ngọt, cà rốt, bó xôi, bí đỏ…đặc biệt các lại rau củ có độ nhớt cao như đậu bắp, khoai môn, rau đay… giúp tăng hàm lượng chất xơ hòa tan cho bé)
- Chất béo (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu mè…)
Mẹ có thể ước lượng như sau:
- Bột gạo hoặc bột ngũ cốc (10gr)
- 200ml nước
- 10g đạm từ thịt, cá, tôm, cua… (tương đương 2 muỗng cà phê)
- 5g rau củ thái nhỏ hay xay nhuyễn (tương đương 1 muỗng cà phê)
- 5g dầu ăn (tương đương 1 muỗng cà phê)
Tuy nhiên, đối với những trẻ dưới 1 tuổi hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên cách làm bột gạo cho bé ăn dặm như trên sẽ có nhiều chất dinh dưỡng bé còn chưa hấp thụ tốt sẽ dễ bị đầy hơi và khó tiêu nên mẹ nên lưu ý kết hợp các loại thực phẩm dễ tiêu cho con.
Ngoài ra, không nên cho kết hợp thường xuyên mà chỉ cần lượng vừa đủ. Hơn nữa, khi kết hợp các loại hạt, mẹ cần chú ý theo dõi con khi ăn, để phát hiện những loại hạt bé có thể dễ dị ứng, để loại bỏ khỏi thực đơn của bé.
Thêm vào đó, để bổ sung đa dạng dưỡng chất cho bé, cũng như thay đổi vị thức ăn, mẹ có thể thêm từng loại rau củ quả mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bé có thêm nhiều trải nghiệm về đa dạng loại thực phẩm qua vị thức ăn bé thưởng thức.
Các bước làm bột gạo cho bé ăn dặm
- Thực hiện: Gạo nhặt sạch sạn, trộn đều
- Cho vào máy xay trong khoảng từ 2 đến 4 phút cho bột được mịn.
- Lọc bột bằng rây và xay lại thêm một lần nữa để bột mịn và đều hơn .
Thực đơn món ăn dặm cho bé từ bột gạo
Với bột gạo, mẹ kết hợp các nguyên liệu như rau, củ quả, thịt, cá…Từ đây, mẹ có thể tạo cho con một thực đơn ăn dặm 6 tháng tuổi vừa cân đối về dinh dưỡng, vừa phong phú về vị.
Dưới đây là một công thức khá phổ biến trong cách làm bột gạo cho bé ăn dặm đơn giản mà dinh dưỡng tại nhà, sử dụng bột gạo, thịt gà và rau cải xanh. Khi sử dụng các nguyên liệu khác, mẹ cũng có thể áp dụng tỉ lệ khối lượng nguyên liệu và cách nấu tương tự.
Nguyên liệu
10gram bột gạo, 200ml nước, 10gram thịt ức gà, 10gram lá rau cải xanh, 1 muỗng cà phê dầu ăn
Cách sơ chế
- Bước 1: Bột gạo đã xay nhuyễn, mịn. Nên chọn bột gạo tám hay gạo lức sẽ thơm ngon và nhiều dinh dưỡng hơn. Tránh dùng gạo nếp vì sẽ khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu.
- Bước 2: Thịt ức gà làm sạch. Băm nhỏ và xay nhuyễn sao cho nhỏ nhất có thể.
- Bước 3: Bắc nồi nấu bột lên bếp, vặn lửa to. Đổ 200 ml nước vào nồi đun sôi. Sau khi nước sôi, thả rau cải xanh đã sơ chế vào nồi. Đun thêm 2-3 phút cho rau chín kỹ, vớt rau ra tô để nguội.
- Bước 4: Dùng rau đã luộc khi nảy, nghiền bằng rây nhuyễn, để khi bột đã chín, sẽ đổ rau vào nồi, khuấy chung.
Lưu ý: Mẹ có thể băm nhuyễn lá rau tươi rồi nấu chung cùng bột gạo đến bột chín. Tuy nhiên, cách này dù giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhưng vị nồng hơn rau đã luộc.
- Bước 5: Cho bột gạo vào nước luộc rau, khuấy đều tay cho bột tan và không bị vón cục, để nhỏ lửa. Chờ 2-3 phút, cho thịt gà đã băm vào khuấy đều. Tránh bỏ thịt gà vào nồi lúc nước bột quá nóng vì thịt có thể nhanh đóng rã ra. Sau khi đã cho thịt gà vào nồi, mẹ vẫn để bếp lửa nhỏ trong khoảng 7-10 phút, khuấy đều cho đến khi cả bột và thịt gà đều chín.
Lưu ý: nếu mẹ dùng lá rau xanh băm nhuyễn lúc tươi mà không luộc, có thể cho rau băm nhuyễn vào bột sau khi đã cho thịt gà vào được 3-5 phút.
- Bước 6: Khi thịt đã chín, mẹ cho rau xanh luộc chín đã được nghiền nhuyễn vào, trộn đều và tắt bếp. Lúc này mẹ đừng quên thêm một chút dầu ăn cho bé nữa, khuấy đều tay rồi múc ra bát, để nguội bớt. Cho trẻ ăn khi bột còn ấm, mẹ tránh cho trẻ ăn bột nguội.
Một số lưu ý về lượng nước
Trong cách làm bột cho bé ăn dặm các mẹ cần lưu ý vài điều sau về tỷ lệ nước:
Với bé mới bắt đầu ăn dặm, lượng nước chỉ cần dùng 2/3 lượng nước sôi để nguội để khuấy bột. 1/3 lượng nước còn lại của 250ml nước được khuấy với thực phẩm bổ sung đã nghiền nhuyễn trước khi nấu.
Như vậy để các thức ăn này tan ra, không bị vón cục trong bột thành phẩm, sẽ giúp bé ăn dễ hơn.
Từ sau khi sinh tới khi bé bắt đầu ăn dặm khoảng từ 6-7 tháng thì tỉ lệ nước và bột bước đầu có thể tăng dần. Mức tăng từ 1:10 đến 1:12 tùy theo từng bé vì mới là bước đầu làm quen.
Nếu bé có thể ăn ngoan với tỷ lệ 1:10 ngay từ khi bắt đầu ăn dặm và no lâu hơn thì mẹ không cần phải tăng lượng nước lên nữa.
Đối với bé từ 8-11 tháng tuổi thì tỷ lệ nước trong thành phẩm bột ăn dặm sẽ giảm dần đến 1:8 và dừng lại ở tỷ lệ 1:6 trước khi chuyển sang ăn cơm nát.
Nếu quá bận rộn mà vẫn muốn nấu cháo cho bé, mẹ có thể nấu sẵn cháo cho 1 tuần và bảo quản bằng cách cấp đông trong tủ lạnh