Bệnh truyền nhiễm ở trẻ em sẽ nguy hiểm hơn người lớn vì bé còn nhỏ, sức đề kháng chưa đủ mạnh, cơ thể cũng không nhanh hồi phục như người trưởng thành. Vì vậy các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm sẽ nhanh chóng sinh sôi và phát tán hơn, nguy cơ nguy hiểm cao hơn. Do đó nếu cha mẹ biết các phương pháp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm cho trẻ em thì có thể bảo vệ sức khỏe của bé và góp phần làm chậm lại sự lây lan của bệnh. Bài viết dưới đây có một số phương pháp phòng ngừa mà cha mẹ có thể tham khảo.

Bệnh truyền nhiễm là gì?
Bệnh truyền nhiễm là những bệnh có liên quan tới vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Bệnh nhân có thể bị lây nhiễm nếu tiếp xúc với người, côn trùng hoặc động vật mang mầm bệnh hoặc sử dụng nguồn thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Và trẻ em là đối tượng dễ mắc những mầm bệnh này nhất.
Triệu chứng của những bệnh truyền nhiễm sẽ khác nhau tùy vào lọai sinh vật gây bệnh nhưng những dấu hiệu phổ biến là cơ thể mệt mỏi, sốt.
Các phương pháp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm cho trẻ em
Bệnh truyền nhiễm thường dễ lây lan trong cộng đồng đặc biệt là trẻ nhỏ vì vậy cha mẹ cần có các phương pháp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm cho trẻ em để bảo vệ sức khỏe của bé và cả những người xung quanh, có thể tham khảo một số cách sau đây:
Cho trẻ bú mẹ ngay những giờ đầu sau sinh và tiếp tục bú đến 24 tháng tuổi
- Trong sữa mẹ có nồng độ globulin cao, giúp ngăn chặn virus gây bệnh và góp phần hình thành kháng thể phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn và bệnh về đường hô hấp ở trẻ.
- Trong sữa mẹ còn chứa lactoferrin gây ức chế hấp thụ sắt, cản trở sự trao đổi chất của vi khuẩn. Lactoferrin đóng vai trò như một chất kháng khuẩn, phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Ngoài ra, trong sữa mẹ còn chứa các probiotic (các vi khuẩn có lợi) có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch đường hô hấp và cải thiện hệ tiêu hóa ở trẻ em.
Ăn uống khoa học
- Cha mẹ nên cho trẻ chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ các nhóm thực phẩm, đặc biệt là đạm (protein) từ sữa, trứng, cá, thịt, đậu đỗ. Vì trong đạm có các kháng thể là protein, có khả năng phòng chống bệnh tật.
- Mẹ nên đa dạng nguồn thức ăn hàng ngày như thịt, cá, tôm cua, trứng, sữa, rau, củ, quả,…để đầy đù dinh dưỡng nhất cho trẻ và nếu trẻ còn bú mẹ thì mẹ nên ăn uống đầy đù chất để nguồn sữa của mẹ chất lượng hơn.
- Mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu vitamin A như lòng đỏ trứng, gan và các loại rau củ, quả có màu vàng đỏ, xanh đậm, cà rốt, bí đỏ, dầu gấc, đu đủ, rau ngót, rau dền, cải bó xôi,..
- Bổ sung vitamin D từ lòng đỏ trứng, dầu gan cá,..
- Bổ sung vitamin C từ trái cây chín và rau xanh như bưởi, cam, quýt, chanh,..
- Bổ sung các khoáng chất như kẽm từ acc1 laoi5 hảu sản như hàu, ngao, lòng đỏ trứng, thịt gà, thịt thăn và đậu đỗ, sắt có trong gan, tim, bầu dục, thịt bò, thịt gà,…
- Bổ sung canxi từ sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá,…
Không gian sống sạch sẽ, vui chơi lành mạnh
Giữ không gian sinh hoạt cho trẻ sạch sẽ, trong lành, thoáng mát và không khói bụi, ô nhiễm như khói thuốc lá, thuốc lào, khói than tổ ong…
Mẹ nên cho bé tăng cường vận động ngoài trời để cơ thể tổng hợp vitamin D, giúp tăng hệ miễn dịch, giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt và sẽ ít mắc bệnh hơn.
Vệ sinh ăn uống và vệ sinh cá nhân
- Mẹ nên tập cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân thật tốt, đặc biệt rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Mẹ nên rửa tay cho bé thật kỹ bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây rồi lau khô bằng khăn sạch hoặc khăn giấy. Ngoài ra, nếu bé đã lớn , cha mẹ có thể hướng dẫn bé cách rửa tay theo 6 bước do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị. Nếu trường hợp không có sẵn nước, cha mẹ có thể dùng gel rửa tay hoặc khăn giấy sát trùng để vệ sinh tay trước khi cho bé ăn, hoặc sau khi bé đi vệ sinh, bé chơi đùa.
- Cho bé ăn chín, uống sôi và sử dụng nguồn nước sạch.
- Nếu trong gia đình có người nhiễm virut viêm gan A chưa khỏi hay các bệnh truyền nhiễm khác thì không nên ăn uống chung với gia đình hoặc nơi tập thể. Ngoài ra, không cho trẻ dùng chung bát, đũa, khăn mặt, hay bàn chải đánh răng với người bệnh.
- Sử dụng nước đã khử khuẩn cho sinh hoạt và nấu ăn của gia đình.
- Cho trẻ ngủ đủ giấc để tăng cường hệ miễn dịch.
- Nếu trẻ bị bệnh truyền nhiễm thì thì không cần kiêng gió cũng như không đắp lá cây vì có thể sẽ gây nhiễm trùng da.
- Ngoài ra nên đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo lịch tiêm chủng của Bộ Y tế.