Khi sinh con, rất nhiều mẹ bầu được bác sĩ cắt tầng sinh môn trong lúc lâm bồn để việc sinh bé được diễn ra thuận lợi hơn. Sau khi sinh xong các bác sĩ sẽ khâu vết cắt này nhưng có rất nhiều mẹ lo lắng không biết vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành cũng như lỡ có bị rách vết khâu này thì phải xử lý làm sao? Mình cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé!

Cắt tầng sinh môn là gì?
Cắt tầng sinh môn là một phẫu thuật làm cho cửa âm đạo lớn khi đầu của em bé nhấn rất chặt vào đáy chậu sẽ dẫn đến nguy cơ rách tầng sinh môn, lúc đó đôi khi, bác sỹ hoặc các nữ hộ sinh sẽ thực hiện một vết cắt dài khoảng 2-4 cm ở khu vực này.Trước khi phẫu thuật đáy chậu sẽ được gây tê cục bộ, sau đó mới tiến hành cắt tầng sinh môn. Nếu sản phụ đã được gây tê ngoài màng cứng rồi thì không cần gây tê nữa (vì khu vực này cũng đã bị tê liệt).
Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần phải cắt tầng sinh môn. Vì vậy vẫn còn rất nhiều tranh cãi bởi các chuyên gia y tế nhằm giảm bớt những trường hợp phải cắt tầng sinh môn không cần thiết để tránh gây đau đớn và khó khăn về sau cho sản phụ.
Sau khi cắt các bác sĩ sẽ khâu vết thương lại để giúp mau lành và thẩm mỹ hơn.
Khâu tầng sinh môn là gì?
Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa sẽ tiến hành gây tê cục bộ để làm tê khu vực. Có thể dùng khí nitơ oxit để giảm đau. Khi khâu tầng sinh môn luôn dùng chỉ khâu tự tiêu để sau này các mũi khâu này không cần phải lấy ra, mà nó sẽ bắt đầu tự biến mất từ khoảng một tuần sau khi sinh. Đôi khi sản phụ có thể nhìn thấy những sợi chỉ trong giấy vệ sinh, trong khi tắm hoặc dính vào băng vệ sinh. Tuy nhiên một số trường hợp hiếm thì chỉ này không thể tự tiêu phải cần một chuyên gia y tế để tiến hành lấy ra.
Lúc khâu tầng sinh môn sẽ có cảm giác siết chặt, đặc biệt là khi có vết sưng. Trong vòng vài ngày thì sẽ đỡ hơn. Nếu sau vài ngày vẫn chưa đỡ đau thì phải báo cho bác sỹ hoặc nữ hộ sinh để xử lý kịp thời, tránh bị biến chứng. Có một số trường hợp,vết khâu quá chặt làm âm đạo bị hẹp và sẽ ảnh hưởng đến chuyện gối chăn.
Đối với những vết rách nhỏ ở âm đạo và đáy chậu thì có thể để tự lành mà không cần phải khâu lại.
Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?
Sau khi khâu xong và hết tác dụng của thuốc tê đa số các mẹ đều cảm thấy đau, bứt rứt khó chịu. Ty nhiên cảm giác này thường sẽ hết sau khoảng 1 đến 2 tuần sau đó vì vậy phải chăm sóc và giữ vết khâu thật sạch sẽ để vết khâu mau lành, tránh nhiễm trùng.
Nhiều sản phụ vẫn lo lắng không biết vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành để không còn đau đớn, để việc sinh hoạt diễn ra bình thường lại. Theo các bác sĩ và kinh nghiệm của những sản phụ trước thì sau khoảng 2 cho đến 3 tuần thì vết khâu tầng sinh môn sẽ tự lành và chỉ khâu cũng đã tự tiêu hết. Sau khoảng 1 tháng là ổn định hoàn toàn và có thể sinh hoạt bình thường như lúc trước.
Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bị rách vết khâu tầng sinh môn khiến cho vết thương bị nhiễm trùng, lên mủ, ngứa, chảy máu…Nếu nhận thấy những bất thường như Vết khâu tầng sinh môn bị đau bất thường, lên mủ và có mùi hôi, sốt hay ớn lạnh, Đau vùng bụng dưới, đau và nóng rát khi đi tiểu, Không thể kiềm chế khi mắc đại tiện, Không thể kiểm soát trung tiện, Chảy máu nhiều hoặc ra cục máu đông,… cần báo bác sĩ và đến các trung tâm y tế khoa sản để được chuẩn đón, chữa trị kịp thời.
Một số mẹo giúp mau lành vết khâu tầng sinh môn
- Dùng gói chườm lạnh để giảm sưng đáy chậu. tốt nhất nên chườm đá trong 24-72 giờ đầu tiên, tùy thuộc mức độ giảm sưng.
- Vệ sinh là vô cùng quan trọng để giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng . Nên tắm ít nhất hai lần mỗi ngày, có thể ta81mm bằng xà phòng nhẹ, vỗ khô với một khăn mềm sạch hoặc khăn giấy dùng một lần.
- Khi có một chuyển động ruột, hỗ trợ đáy chậu và các vết khâu bằng cách giữ một băng vệ sinh trong vùng hạ bộ.
- Một số vật lý trị liệu là siêu âm trên đáy chậu giúp giảm sưng và đau. Phương pháp này thường được thực hiện 24-36 giờ sau khi sinh .
- Sau khi đi tiểu hoặc đi tiêu phải đảm bảo vệ sinh đúng cách. Cẩn thận lau từ phía trước về phía sau. Nên tắm sau khi đi tiêu, hoặc chỉ cần rửa nửa dưới cơ thể.
- Không được tiết kiệm bằng cách sử dụng giấy vệ sinh rẻ kém chất lượng.
Vết khâu tầng sinh môn bị rách phải làm gì?
Vết khâu tầng sinh môn bị rách sẽ làm cho cho quá trình hồi phục bị ảnh hưởng, gây nhiều đau đớn, để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ. Khi nhận thấy có bất thường xảy ra sau khi khâu tầng sinh môn thì các chị em cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ phụ khoa kiểm tra tình trạng, tư vấn những cách xử lý kịp thời. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể dùng biện pháp massage để giúp vết sẹo mềm mại hoặc làm phẫu thuật thẩm mỹ lại. bên cạnh đó sản phụ cũng phải chú ý giữ gìn vệ sinh, chăm sóc vết thương tránh nhiễm trùng.