Sinh mổ lần 2 nên nhập viện khi nào và cần chuẩn bị gì cho lần sinh này là câu hỏi mà các mẹ bầu đặt ra gần đây khi quyết định sinh bé thứ 2 và chọn tiếp tục phương pháp sinh mổ. Vậy để cuộc vượt cạn an toàn cho mẹ và bé, bài biết sau đây sẽ cung cấp thông tin cho các mẹ bầu tham khảo để có thể hiểu rõ hơn.

Thời gian bao lâu thì thích hợp sinh mổ lần 2
Phương pháp sinh mổ giúp các mẹ có thể chủ động về thời gian lấy con ra ngoài đủ ngày tháng tuỳ ý thích, không đau khi sinh, không mất sức sau sinh, … Do đó có nhiều mẹ bầu quyết định cả 2 lần mang thai điều chọn phương pháp sinh mổ.
Thời gian mang thai tiếp theo của lần sinh mổ đầu tiên là ít nhất 2 năm. Cơ thể của các mẹ phải hoàn toàn hồi phục đảm bảo sức khoẻ như vậy lần mang thai tiếp theo mới đảm bảo an toàn. Nếu không may vỡ kế hoạch có thai trước thời điểm trên các chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ, bởi khi mang thai sớm nguy cơ vết mổ cũ bị bục ra do tử cung căng tức là rất cao.
Sinh mổ lần 2 nên nhập viện khi nào
Từng trải qua việc sinh mổ ở lần đầu tiên, do đó lần sinh mổ lần 2 này các mẹ bầu nên hết sức chú ý khi phát hiện các dấu hiệu bất thường sau đây thì nên nhập viện ngay:
Ra máu âm đạo
Ra máu âm đạo khi mang thai ở bất kỳ thời điểm nào điều bất thường và nguy hiểm cho cả mẹ và bé, do đó nên thăm khám bác sĩ kịp thời.
Rau máu âm đạo trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể dấu hiệu của thai ngoài dạ con hay thai doạ sảy chiếm khoảng 15 – 25% trong số bà mẹ mang thai.
Ra máu âm đạo giai đoạn cuối có thể là dấu hiệu của sinh non, các mẹ nên đến bệnh viện ngay.
Ra nước ối
Khi mang thai hormone trong cơ thể tăng lên, do đó âm đạo của mẹ bầu luôn có dịch tiết ra màu trắng đục không mùi gọi là huyết trắng. Tuy nhiên khi dịch âm đạo ra nhiều hơn bình thường, giống nước ra ồ ạt hoặc chảy rỉ rả liên tục, có mùi tanh nồng hay nhớt. Đây là dấu hiệu của sa dây rau, nguy cơ sinh non cao, nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi và mẹ khi rỉ ối / ối vỡ non / ối vỡ sớm trên 6 giờ. Do đó các mẹ nên nhập viện ngay để bác sĩ kịp thời theo dõi và đưa ra chỉ định cụ thể.
Đau bất thường vùng tử cung dưới và bụng dưới
Đau bất thường khác với đau lưng hay nặng bụng, ngoài ra cơn đau lặp đi lặp lại trước tuần thứ 37 có thể là dấu hiệu sinh non.
Thai nhi ít cử động hơn bình thường
Từ tháng thứ 6 trở đi, các mẹ nên theo dõi tần suất cử động của thai nhi ghi chú lại để theo dõi, nếu trong 3 tháng cuối thai kỳ thai nhi cử động dưới 10 lần trong 2 giờ thì nên đến bệnh viện ngay đó là dấu hiệu nguy hiểm.
Dấu hiệu đột ngột của mẹ bầu
Những biểu hiện bất thường xảy ra với mẹ bầu cần đưa đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và chuẩn đoán sớm nhất: sốt cao trên 38 ̊C, đau đầu dữ dội, khó thở, đau ngực, co giật, ngất xỉu, …
Khi nào nên nhập viện để mổ
Ngày nay hầu hết bà mẹ nào mang thai điều có riêng cho mình bác sĩ theo dõi, do đó việc lên bàn mổ sớm hay chờ chuyển dạ điều được bác sĩ tư vấn và đưa ra chỉ định. Chủ yếu dựa vào cơ địa, sức khoẻ của mẹ và thai nhi ở những tuần cuối thai kỳ.
Cơ thể mẹ ổn định và thai nhi phát triển khoẻ mạnh thì có thể mẹ lên bàn mổ lần 2 vào khoảng tuần thứ 39.
Đối với những mẹ có sức khoẻ yếu, tiền sử mang thai ngoài tử cung, sinh non, hay khoảng cách lần sinh mổ gần nhau, … thì bác sĩ sẽ cân nhắc sinh mổ vào tuần thứ 38. Vì thai nhi sau tuần 37 đã có thể tự thở và sống ngoài môi trường bên ngoài. Tuy nhiên tuần thứ 39 vẫn sẽ chắc chắn hơn cho sự phát triển toàn diện của bé.
Để thai nhi quá lớn sẽ kiến mẹ khó sinh và gây căng bục vết mổ lần trước, do đó Bác sĩ khuyến cáo các mẹ không nên để con trong bụng lâu hơn tuần thứ 39. Do đó việc chờ chuyển dạ đến các mẹ vừa chịu con đau chuyển dạ vừa chịu con đau mổ.
Một số chú ý cho sinh mổ lần 2
- Khám thai đúng lịch hẹn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Chuẩn bị tâm lý cho lần mổ thứ 2, bởi nguy cơ đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro hơn so với lần mổ đầu tiên
- Nên chọn bệnh viện uy tính, chất lượng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Trên đây là thông tin của về việc sinh mổ lần 2 nên nhập viện khi nào, mong rằng thông qua bài biết sẽ giúp các mẹ bầu có thêm thông tin cần thiết, để cuộc vượt cạn an toàn nhất.