Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không

Ung thư là nỗi sợ của rất nhiều người, nó cũng là căn bệnh rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bên cạnh đó có một số bệnh ung thư cũng không có những biểu hiện rõ ràng để có thể dễ dàng nhận biết. Ở một số bệnh khác thì phương pháp xét nghiệm máu là chính xác nhất để phát hiện ra bệnh. Vậy nếu thực hiện xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé!

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không
Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không

Xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu (xét nghiệm huyết học) là xét nghiệm trên mẫu máu của bệnh nhân bằng cách đo hàm lượng một số chất có trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu. Xét nghiệm máu có nhiều mục đích khác nhau như để từ đó tìm dấu hiệu các loại bệnh, các tác nhân gây bệnh, kiểm tra về kháng thể, phát hiện các dấu hiệu của khối u hoặc để đánh giá sự hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không?

Với câu hỏi xét nghiệm máu có phát hiện ra ung thư không thì theo PGS. TS Phạm Cẩm Phương – Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai thì những bệnh ung thư mà sử dụng phương pháp xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh thì thường ở giai đoạn rất muộn mới phát hiện ra, lúc này các chất chỉ điểm khối u trong máu đã tăng và thường thì bệnh lý bệnh lý đã ở giai đoạn muộn, nếu xét nghiệm máu ở giai đoạn sớm xét nghiệm máu thì tỷ lệ cho kết quả chính xác cũng không cao. Ngoài ra cũng còn tùy thuộc vào từng loại bệnh, từng giai đoạn mà kết quả xét nghiệm máu cũng sẽ khác nhau. Vì vậy cần kết hợp xét nghiệm máu với các phương pháp chẩn đoán khác như hình ảnh, thăm dò chức năng như chụp X quang, siêu âm, chụp cộng hưởng từ, nội soi,… thì sẽ cho kết quả phát hiện bệnh ung thư chính xác hơn.

Ưu điểm

  • Xét nghiệm máu có thể tìm ra các dấu ấn ung thư: Dấu ấn ung thư là các protein đặc biệt có trong máu do các tế bào ung thư hoặc các hormon ung thư sinh ra như với bệnh ung thư gan thì dấu ấn ung thư là AFP, ung thư đường tiêu hóa là CEA, ung thư tuyến tụy CA 19-9, ung thư phổi là Cyfra 21-1, ung thư buồng trứng là CA 125,…
  • Xét nghiệm máu tìm ra các gen gây ung thư: Đây là một phương pháp xét nghiệm tìm ra ung thư rất mới vì có thể nguyên nhân gây bệnh ung thư là do đột biến gen như với bệnh ung thư vú thì xét nghiệm máu sẽ tìm ra gen gây ung thư là BRCA2, ung thư đại tràng là gen APC,…Không những thế với một số bệnh ung thư thì xét nghiệm này có khả năng phát hiện được bệnh ung thư từ giai đoạn rất sớm.

Nhược điểm

  • Mức độ chính xác không cao: Với một số bệnh ung thư thì phương pháp xét nghiệm máu sẽ không tìm ra chính xác được bệnh vì nồng độ một số chất tăng cao trong máu cũng có thể là của những bệnh lý khác. Chẳng hạn như nồng độ CA 72-4 khi xét nghiệm sẽ là dấu hiệu của ung thư dạ dày nhưng với những người bị xơ gan, hút thuốc lá, viêm tụy, sử dụng chất kích thích thì cũng có nồng độ này trong máu.
  • Chỉ có thể áp dụng phương này cho một số đối tượng nhất định: Phương pháp xét nghiệm máu chỉ có thể áp dụng cho một số bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư cao thì kết quả xét nghiệm sẽ chính xác hơn, đồng thời khi thực hiện xét nghiệm máu cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Xét nghiệm máu có thể phát hiện nguy cơ những loại ung thư nào?

  • Xét nghiệm máu phát hiện chỉ số CEA tăng cao là dấu hiệu của ung thư đại tràng, ung thư thực quản,  ung thư vùng đầu cổ, ung thư vú, ung thư tuyến giáp, phổi, dạ dày, gan, tụy,  buồng trứng, cổ tử cung.
  • Chỉ số AFP tăng cao trong máu sẽ phát hiện được ung thư gan nguyên phát, ung thư buồng trứng, ung thư tinh hoàn.
  • Chỉ số CA 125 tăng cao là dấu hiệu của ung thư buồng trứng, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tử cung và các bệnh ung thư về đường tiêu hóa.
  • Chỉ số CA 19-9 tăng cao là của ung thư dạ dày, tuyến tụy và ung thư về các cơ quan tiêu hóa khác.
  • CA 15-3 tăng cao là của ung thư vú, ung thư phổi.
  • HCG tăng cao (ngoài kỳ mang thai) là của ung thư tinh hoàn, ung thư màng đệm.
  • CYFRA 21-1 tăng cao là của ung thư thực quản, ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư vú, tuyến tụy, cổ tử cung. Ngoài ra Cyfra 21-1 trong máu còn có thể dấu hiệu của bệnh viêm phổi, nhiễm trùng máu, suy thận..
  • Kháng nguyên PSA (PSA toàn phần và PSA tự do) là phát hiện của của ung thư tuyến tiền liệt.
  • CA 72-4 tăng cao là của ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng, ung thư tinh hoàn.
  • NSE (Neuro Specifc Enolase) tăng cao là của ung thư phổi tế bào nhỏ, u nội tiết, u nguyên bào thần kinh, …

Ngoài ra, nhiều trường hợp các chỉ số của dấu hiệu ung thư trong máu đôi khi là dầu hiệu của những bệnh lý khác vì vậy người bệnh cần kết hợp nhiều xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác như chụp CT, chụp MRI, chụp PET, siêu âm, nội soi, sinh thiết,…để có kết quả chuẩn đoán bệnh chính xác nhất.