Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ

Thai ngoài tử cung là trường hợp ngoài ý muốn, nếu không được xử trí kịp thời có thể  ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của mẹ bầu thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nếu không may gặp phải tình trạng đó thì khối thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ và sản phụ cần làm gì để giảm thiểu nguy cơ này mình cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé!

thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ
thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ

Thai ngoài tử cung là gì?

Thai ngoài tử cung là hiện tượng thai không nằm trong tử cung mà lại làm tổ bên ngoài, ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi tử cung, buồng trứng, tại cổ tử cung, trong ổ bụng, thậm trí ngoài ổ phúc mạc. Và khoảng hơn 95% trường hợp thai ngoài tử cung thì xảy ra ở vòi tử cung.

Thai ngoài tử cung cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời vì sẽ tiềm ẩn nguy cơ vỡ túi thai bất cứ lúc nào. Khi túi thai vỡ, máu trong túi thai sẽ chảy ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm cho sản phụ, nhiều khả năng dẫn đến vô sinh sau này, thậm chí nguy hiểm hơn là tử vong.

Thông thường thai ngoài tử cung thường gặp ở những phụ nữ bị dị tật ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng bẩm sinh, hoặc đã từng phẫu thuật liên quan đến vòi trứng….

Triệu chứng của thai ngoài tử cung

Chậm kinh: Đại đa số thai ngoài tử cung sẽ có dấu hiệu chậm kinh. Tuy nhiên, đối với những trường hợp có kinh nguyệt không, khó dự đoán ngày hành kinh hoặc ra máu âm đạo bất thường trước ngày kinh nguyệt cũng cần phải lưu ý.

Đau bụng: đau ở vị trí chỗ thai làm tổ ngoài tử cung, chỗ vùng bụng dưới hoặc đôi khi đau bụng kèm theo mót rặn.

Ra máu âm đạo bất thường: ra máu bất thường vào trước hoặc sau ngày dự kiến hành kinh, ra máu kéo dài. Hoặc máu màu đỏ sáng hoặc sẫm hoặc loãng hơn bình thường cũng là một dấu hiệu của căn bệnh này.

Khi khối thai ngoài tử cung bị vỡ có dấu hiệu toát mồ hôi, choáng váng, chóng mặt và có thể gây ngất.

Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ?

Rất khó để có được câu trả lời thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ vì thời gian vỡ của khối thai còn tùy thuộc vào các yếu tố khác như:

  • Vị trí làm tổ: thai có thể làm tổ ở vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng. Nếu thai làm tổ ở vòi trứng có thể thời gian vỡ sẽ nhanh hơn do không gian của vòi trứng thường hẹp hơn ở buồng trứng hay ổ bụng.
  • Kích thước của chỗ thai làm tổ: do mỗi mẹ bầu có cơ địa khác nhau nên kích thước của buồng trứng, vòi trứng cũng khác nhau vì vậy thời gian vỡ thai ngoài ý muốn cũng không giống nhau.
  • Do sự phát triển của khối thai không giống nhau nên thời gian vỡ thai cũng không giống nhau, không đoán chính xác được.
  • Chị em phụ nữ nên thăm khám thường xuyên để các bác sĩ phát hiện thai ngoài tử cung cũng như dự đoán được khoảng thời gian khối thai sẽ bị vỡ. Tuy nhiên, thai ngoài tử cung cũng có thể vỡ bất kỳ lúc nào do đó chị em cần được theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ.

Làm gì khi bị thai ngoài tử cung?

  • Khi thai còn bé và chưa bị vỡ, mẹ bầu có thể điều trị nội khoa như tiêm thuốc để làm chết tế bào khối thai và thực hiện theo dõi trong vòng 3-4 tuần bởi các bác sĩ.
  • Nếu thai đã lớn và bị vỡ, nên điều trị ngoại khoa bằng cách phẫu thuật lấy thai ra ngoài. Đây là một trong những phương pháp nhanh, an toàn và hiệu quả nhất khi xử lý thai ngoài tử cung.
  • Khi đã thực hiện bỏ thai ngoài tử cung xong, các mẹ nên thường xuyên vệ sinh âm đạo, nên thay băng vệ sinh thường xuyên, mặc đồ lót phù hợp với cơ thể, rộng rãi, khô thoáng, không được thụt rửa âm đạo,… để tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
  • Nên ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh ăn các loại thức ăn cay, nóng, tanh, lạnh, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Cần kiêng quan hệ cho đến khi đã hồi phục sức khỏe hoàn toàn

Nên làm gì để tránh bị thai ngoài tử cung

  • Phải giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là vào những ngày hành kinh, sau hoặc đang trong thời kỳ cho con bú để tránh các tình trạng viêm nhiễm
  • Không nên nạo phá thai quá nhiều lần,
  • Sử dụng các biện pháp phòng tránh các bệnh viêm nhiễm qua đường tình dục như dủng bao cao su khi quan hệ, chỉ quan hệ 1 vợ 1 chồng,…
  • Khi có khí hư bất thường, màu sắc thay đổi nên đến ngay các bệnh viện uy tín để thăm khám, phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để lâu bệnh có thể biến chứng thành viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, vòi trứng.
  • Đối với thai phụ đã được điều trị thai ngoài tử cung, nếu muốn có thai trở lại thì phải đợi ít nhất 1 năm và cần thường xuyên thăm khám sức khỏe.