Bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn, trằn trọc, giật mình, quấy khóc,… là những biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ, điều này làm cho các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng, sợ những dấu hiệu này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con. Để khắc phục vấn đề này các bậc phụ huynh cần phải trang bị cho mình một số kiến thức để có cách xử lý khi bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn hiệu quả nhất.
Nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn
Giấc ngủ có tầm quan trọng đối với trẻ nhỏ, nhất là những năm tháng đầu đời. Giấc ngủ và lớp vỏ ngoài của não có mối quan hệ chặt chẽ, đặc biệt, một trong những chức năng phức tạp nhất của não bộ là điều khiển tình trạng thức hoặc ngủ của trẻ. Trong giấc ngủ, vỏ não phải ức chế tất cả các hoạt động của bộ phận não liên quan đến vận động ý thức, trong khi các vùng não điều khiển vận động vô thức vẫn làm việc bình thường như: nhịp thở, nhịp tim, nhu động ruột, nhu động hệ niệu,… Đối với trẻ em, việc điều khiển giấc ngủ là công việc rất khó khăn, vì não của trẻ nhỏ chưa trưởng thành như người lớn chúng ta. Vì vậy, mà có thể giải được vì sao trong lúc ngủ, trẻ vẫn có thể vận động chân tay hoặc biểu hiện cảm xúc như cười, khóc,… làm bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn, giật mình khi ngủ,…vì lúc này vùng vận động ý thức của trẻ không bị ức chế hoàn toàn.

Những yếu tố làm bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn
- Do cảm xúc lúc bé thức còn ảnh hưởng trong giấc ngủ như kích thích, ức chế, quấy khóc,…
- Do các yếu tố vi lượng ảnh hưởng đến hoạt động của thần kinh nhạy cảm hơn như thiếu canxi, magie, photpho,…
- Do yếu tố thể chất như vận động, hoạt động nhiều hơn bình thường.
- Do tình trạng bệnh lý của trẻ như quấy, sốt, đau đớn, khó chịu,…
- Do những kích thích sinh lý ở trẻ như mắc tiểu, mắc cầu, nhu động ruột,…
Ngoài ra có một số nguyên nhân sau gây nên tình trạng bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn vào ban đêm:
- Bé đang tuổi mọc răng nhưng bé không được bổ sung đầy đủ một số chất vi khoáng hoặc phơi nắng (hấp thụ vitamin D) khiến bé bị thiếu canxi, magie, photpho,…
- Bé đã biết lật nên tay chân cử động mạnh hơn trước, bé vận động nhiều hơn trong ngày, vì vậy sẽ có những biểu hiện dư âm tương tự trong giấc ngủ.
- Chế độ ăn uống của trẻ bị thay đổi như tập ăn, thức ăn lạ, trẻ bị ép ăn,… việc này làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như tâm lý của trẻ.
- Giao tiếp cộng đồng tuy làm trẻ tốt hơn nhưng cũng sẽ có những tác động về tâm lý, cảm xúc như vui, buồn, lo lắng, sợ hãi,…làm trẻ ngủ khó ngủ.
Cách xử trí khi bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn
Phòng ngủ đảm bảo cho bé
Nên lau chùi, dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ của bé. Giường chiếu, chăn đệm phải giặt giũ phơi khô mỗi tuần. Giữ nhiệt độ phòng ngủ không quá nóng hoặc quá lạnh so với nhiệt độ cơ thể của trẻ. Bên cạnh đó cần đảm bảo không gian phòng ngủ được yên tĩnh, thông thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp bên ngoài chiếu vào hoặc trong phòng quá sáng.
Tạo cho bé một tâm lí thoải mái trước khi ngủ
Có một số trẻ trước khi ngủ thường hay nghịch ngợm, quậy phá nên luôn bị bố mẹ la mắng khiến, doạ nạt khiến bé sợ hãi, khóc oà… điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của bé đồng thời làm cho giấc ngủ của bé không sâu và dễ thức giấc. Do đó các mẹ nên hạn chế la mắng trẻ trước khi bé đi vào giấc ngủ.
Hạn chế cho trẻ vận động quá sức
Ở trẻ nhỏ hoạt động vui chơi là yếu tố cần thiết để duy trì sức khoẻ và tinh thần tốt. Tuy nhiên, nếu hoạt động vui chơi quá mức lại là yếu tố làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ vào ban đêm. Có một số trẻ vào ban ngày chạy nhảy, la hét nhiều, đêm đến bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn, nói nhảm, quấy khóc,…vì vậy cần lưu ý tránh bé vận động quá sức.
Vệ sinh cơ thể bé trước lúc đi ngủ
Để có một giấc ngủ ngon bạn cần phải vệ sinh thân thể cho bé trước khi đi ngủ, tắm nước ấm là giải pháp giúp đầu óc trẻ thoải mái và dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Lưu ý: Nên tắm nước vừa ấm,tắm nhanh và hạn chế ngâm bé trong nước quá lâu sẽ gây ra một số bệnh như cảm cúm, nhiễm nước….Sau khi tắm xong hãy lau khô người cho bé rồi mặc quần áo thông thoáng cho bé.
Để bé ngủ tư thế thoải mái nhất
Nếu bé nằm ở tư thế không tốt có thể làm đau người thì mẹ hãy từ từ thay đổi bằng cách xoay lại tư thế nằm cho bé (thực hiện một cách nhẹ nhàng tránh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé).
Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho bé
Các mẹ nên quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé. Đặc biệt là các chất như canxi, kẽm, sắt, omega3, vitamin nhóm B, protein…. để tránh tình trạng bé thiếu chất gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Khi đã thực hiện các biện pháp xử lý trên một cách nghiêm ngặt nhưng tình trạng bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn vẫn còn xuất hiện và kèm theo một số biểu hiện khác như: Hay quấy khóc, kém linh hoạt, ít vận động, biếng ăn, da xanh tái… thì cần phải đưa bé đến bệnh viện Nhi để khám, được các bác sĩ kiểm tra và tìm ra nguyên nhân để có biện pháp xử lí tốt. Tránh để tình trạng này kéo dài lâu sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và thể chất của trẻ.