Câu hỏi: Hãy nêu cách dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính hội tụ
Trả lời:
Ảnh của một vật sáng AB có dạng mũi tên đặt vuông góc với trục chính của thấu kính. Để vẽ được vật sáng AB qua thấu kính hội tu, ta thực hiện như sau:
Chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng cách vẽ đường truyền của hai tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.
a) Trường hợp tạo ảnh thật
b) Trường hợp tạo ảnh ảo
Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải chúng mình đi khám phá những kiến thức về bài học Thấu kính hội tụ nhé!
1. Thấu kính hội tụ là gì?
Thấu kính hội tụ là thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa, giới hạn bởi 2 mặt cầu hoặc 1 mặt phẳng và 1 mặt cầu. Thấu kính hội tụ cũng là thấu kính mà chùm tia sáng song song sau khi đi qua kính sẽ được hội tụ tại 1 tâm, nhất định tùy theo hình dạng của thấu kính.
a. Đặc điểm của thấu kính hội tụ
– Thấu kính hội tụ được làm bằng vật liệu trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu (một trong hai mặt có thể là mặt phẳng). Phần rìa ngoài mỏng hơn phần chính giữa.
– Kí hiệu thấu kính hội tụ được biểu diễn như hình vẽ:
– Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự.
Trên hình vẽ ta quy ước gọi:
(Δ) là trục chính
O là quang tâm
F và F’ lần lượt là tiêu điểm vật và tiêu điểm ảnh
Khoảng cách OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính.
b. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
– Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật.
– Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự, tức là ảnh thật nằm ngay ở tiêu điểm F
– Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật.
– Khi khoảng cách từ vật đến thấu kinh bằng với tiêu cự: ảnh thật, ở rất xa thấu kính.
2. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ
a, Trục chính của thấu kính hội tụ
Tia ló truyền thẳng và không đổi hướng khi qua thấu kính được gọi là trục chính
b, Quang tâm của thấu kính hội tụ
Quang tâm O của thấu kính hội tụ là điểm mà mọi tia sáng tới điểm này đều truyền thẳng, không đổi hướng.
c, Tiêu điểm của thấu kính hội tụ
Tiêu điểm F của thấu kính là điểm mà chùm tia tới song song trục chính của thấy kính cho chùm tia ló hội tụ tại điểm này.
Đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt:
+ Tia tới qua quang tâm O cho tia ló truyền thẳng
+ Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm F’
+ Tia tới qua tiêu điểm F cho tia ló song song với trục chính.
d, Tiêu cự của thấu kính hội tụ
Tiêu cự f là khoảng cách từ quang tâm O tới tiêu điểm F (OF = OF’ = f)
3. Công thức thấu kính hội tụ
– Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh:
– Quan hệ giữad,d′vàf:
nếu là ảnh ảo thì
Trong đó:
+h: chiều cao của vật
+h′: chiều cao của ảnh
+d: khoảng cách từ vật đến thấu kính
+d′: khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
+f: tiêu cự của thấu kính
4. Một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 60 cm. Tiêu cự của thấu kính là:
A. 60 cm
B. 120 cm
C. 30 cm
D. 90 cm
Câu 2:Câu nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính hội tụ?
A. Trục chính của thấu kính là đường thẳng bất kì.
B. Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm.
C. Tiêu điểm của thấu kính phụ thuộc vào diện tích của thấu kính.
D. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính.
Câu 3:Các hình được vẽ cùng tỉ lệ. Hình vẽ nào mô tả tiêu cự của thấu kính hội tụ là lớn nhất?
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4
Câu 4:Cho một thấu kính có tiêu cự là 20 cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là:
A. 20 cm
B. 40 cm
C. 10 cm
D. 50 cm
Câu 5:Đặt vật cao 2cm cách thấu kính hội tụ 16cm thu được ảnh cao 8cm. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là:
A. 8cm
B. 16cm
C. 64cm
D. 72cm
18/06/2021 51,790
D. 18 (cm).
Đáp án chính xác
Đáp án: D
HD Giải:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Vật sáng AB đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm. Để ảnh của vật cùng chiều với vật, cách thấu kính 30cm thì vị trí của vật là:
Xem đáp án » 18/06/2021 82,360
Vật sáng AB vuông góc với trục chính của TK sẽ có ảnh ngược chiều lớn gấp 4 lần AB và cách AB 100cm. Tiêu cự của thấu kính là:
Xem đáp án » 18/06/2021 30,582
Vật AB trước TKHT tiêu cự f=12cm cho ảnh A’B’ lớn gấp 2 lần AB. Vị trí của vật AB là:
Xem đáp án » 18/06/2021 17,925
Vật sáng AB đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm. Khi đặt vật sáng cách thấu kính 10cm thì vị trí, tính chất, chiều và độ lớn của ảnh là:
Xem đáp án » 18/06/2021 17,511
Vật sáng AB đặt trước TKPK có tiêu cự 36cm cho ảnh A’B’ cách AB 18cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là:
Xem đáp án » 18/06/2021 16,679
TKHT có tiêu cự 20cm.Vật thật AB trên trục chính vuông góc có ảnh ảo cách vật 18cm. Vị trí vật, ảnh là:
Xem đáp án » 18/06/2021 14,368
Vật AB ở trước TKHT cho ảnh thật cách thấu kính 60cm, tiêu cự của thấu kính là f = 30cm. Vị trí đặt vật trước thấu kính là:
Xem đáp án » 18/06/2021 12,213
Vật AB ở trước TKHT cho ảnh thật A’B’ = AB. tiêu cự thấu kính là f = 18cm. Vị trí đặt vật trước thấu kính là:
Xem đáp án » 18/06/2021 11,396
Vật sáng AB đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 20cm. Để ảnh của vật cách thấu kính 10cm thì vị trí của vật là:
Xem đáp án » 18/06/2021 10,849
Đặt vật trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12cm, cách thấu kính một khoảng d = 8cm thì ta thu được.
Xem đáp án » 18/06/2021 10,673
Vật sáng AB đặt trước TKHT có tiêu cự 12cm cho ảnh thật cách AB 75cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là:
Xem đáp án » 18/06/2021 9,598
Vật sáng AB đặt trước TKHT có tiêu cự 18cm cho ảnh ảo A’B’ cách AB 24cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là:
Xem đáp án » 18/06/2021 9,340
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = + 5 (đp) và cách thấu kính một khoảng 30 (cm). Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là:
Xem đáp án » 18/06/2021 8,505
Qua một thấu kính, ảnh thật của một vật thật cao hơn vật 2 lần và cách vật 36cm. Đây là thấu kính:
Xem đáp án » 18/06/2021 7,099
Một vật AB đặt trước một thấu kính hội tụ. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh cao 5cm và đối xứng với vật qua quang tâm O. Kích thước của vật AB là:
Xem đáp án » 18/06/2021 6,115
Thuộc website harveymomstudy.com