Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh và ăn uống đồ lạnh là điều chị em sau sinh quan tâm rất nhiều trong thời gian kiêng cữ.
Sau sinh, cơ thể nữ giới rất yếu do đó cần kiêng cữ nhiều thứ, việc kiêng cữ lúc này không chỉ cần thiết để bảo vệ sức khỏe sau này của mẹ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thể trạng của con. Vậy sau sinh bao lâu thì được sử dụng nước lạnh và bao lâu thì được ăn đồ lạnh? Cùng Suckhoewiki tìm hiểu nhé!

Phụ nữ sau sinh có được đụng nước lạnh không?
Theo quan niệm dân gian, nữ giới sau sinh cần kiêng cữ rất nhiều thứ: kiêng đi ra gió, không để cơ thể bị lạnh, kiêng một số loại thực phẩm nhất định, kiêng tắm trong 3 tháng đầu ở cữ. Vậy điều này có thực sự đúng? Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh?
Đụng nước lạnh sau sinh có thể khiến mẹ bị nhiễm lạnh, cảm cúm, mắc các bệnh về hô hấp, sức khỏe của mẹ lúc này sẽ lâu khỏi hơn so với người bình thường. Tuy nhiên, cũng có không ít các trường hợp mẹ sau sinh kiêng cữ không đụng vào nước nên không tắm, điều này không chỉ khiến mẹ ngứa ngáy khó chịu mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh da liễu sau khi sinh.
Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thơm tho không chỉ giúp mẹ sau sinh nhanh chóng hồi phục mà còn là cách để ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn từ mẹ xâm nhập sang bé sơ sinh và gây bệnh, nhất là khi mẹ cho bé ti. Vậy phụ nữ sau sinh có cần kiêng sử dụng nước lạnh không?
Trên thực tế, việc kiêng cữ không đụng nước lạnh sau sinh là hoàn toàn có cơ sở, nhưng các bà mẹ cũng không nên vì thế mà ngừng vệ vệ sinh cá nhân. Thay vào đó, hãy lên kế hoạch vệ sinh, chăm sóc cơ thể một cách đúng đắn và khoa học.

Theo chuyên gia y tế, sau sinh nữ giới cần kiêng đụng nước lạnh bao lâu tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của mẹ, thông thường sau khoảng 5 – 7 ngày là mẹ có thể sử dụng nước lạnh và sau 10 ngày là mẹ có thể tắm với nước lạnh nếu mẹ có tình hình sức khỏe tốt.
Các mẹ sau sinh nên hạn chế tối đa việc đụng nước lạnh, nếu muốn vệ sinh cơ thể hãy ưu tiên sử dụng nước ấm, nguyên tắc dùng nước ấm sau sinh được áp dụng cho cả mùa hè và mùa đông.
Việc tắm nước lạnh “giải nhiệt” vào những ngày hè nóng bức có thể mang đến cho mẹ cảm giác thoải mái tạm thời, nhưng về lâu dài sẽ gây ra không ít rắc rối điển hình là tình trạng ngưng trệ máu huyết lưu thông, sản dịch trong cơ thể khó bài tiết ra bên ngoài, cơ thể mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt trong tương lai.
Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, chị em khi tắm sau sinh cần tuân thủ 2 nguyên tắc sau:
-
Tắm nhanh: Mẹ nên thao tác tắm càng nhanh càng tốt, thậm chí chỉ cần 5 phút và tối đa là 10 phút.
-
Tắm dội: Dùng vòi hoa sen và gáo múc nước tắm, dội nước từ trên xuống dưới và tuyệt đối không tắm trong bồn hay trong chậu.
Bên cạnh đó, các bà mẹ sau sinh nên lựa chọn vị trí tắm là những nơi kín đáo, lau khô người nhanh chóng, sấy khô tóc, không để cơ thể bị ướt sẽ gây nhiễm lạnh, cảm cúm.
Với các trường hợp mẹ bầu sinh mổ thì cần kiêng 4 – 5 ngày thì có thể lau người sạch sẽ với nước ấm. Đừng quên lau nhẹ nhàng, tránh để nước dây vào vị trí tổn thương.
Sau sinh bao lâu thì được ăn uống đồ lạnh?
Ngoài việc chú ý đến sau sinh bao lâu được dùng nước lạnh thì các chị em cũng cần lưu ý, không ăn đồ lạnh, các loại đồ ăn tái, sống thậm chí cả đồ ăn trong tủ lạnh mang ra hâm lại cũng không nên sử dụng.
Không uống nước đá, kem hay các loại đồ uống lạnh bởi chúng có thể khiến mẹ bị viêm họng, nhiễm lạnh, đường huyết thay đổi, từ đó làm chậm quá trình hồi phục sức khỏe của mẹ sau sinh.

Phụ nữ không nên ăn kem hay uống đồ lạnh sau sinh
Theo kinh nghiệm của ông cha ta và y học hiện đại cũng đã chứng minh, nữ giới sau sinh cần kiêng ăn đồ lạnh ít nhất 3 tháng, tránh tình trạng gây ê nhức chân răng, ảnh hưởng lâu dài đến hệ tiêu hóa.
Nhiều mẹ sau sinh thậm chí còn kiêng đồ lạnh đến tháng thứ 6 nhằm đảm bảo sức khỏe tối ưu cho cả mẹ và bé.
Một số lưu ý đối với nữ giới tắm nước lạnh sau sinh
-
Mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng nước ấm để vệ sinh cơ thể.
-
Nếu tắm với nước lạnh, hãy dùng khăn ướt lau qua cơ thể tuyệt đối không dội nước lạnh đột ngột lên cơ thể.
-
Tuyệt đối không tắm bồn hay tắm chậu.
-
Nên chuẩn bị trước khăn lau, máy sấy tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh.
-
Tùy theo tình hình sức khỏe của mẹ mà việc tắm nước lạnh như thế nào được áp dụng linh hoạt.
-
Tuyệt đối không tắm quá lâu, không tắm nhiều lần trong 1 ngày.
-
Chủ động tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ khi cơ thể phát ra bất kỳ tín hiệu bất thường nào.
Việc kiêng tắm nước lạnh sau sinh là cần thiết tuy nhiên không nên áp dụng quá cứng nhắc, máy móc mà tùy thuộc hoàn toàn vào sức khỏe của chị em.
Phụ nữ sau sinh bao lâu thì tắm được?
Mong rằng những chia sẻ về chủ đề phụ nữ sau sinh bao lâu được đụng nước lạnh và ăn uống đồ lạnh trên đây đã mang đến cho chị em những kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé một cách tốt nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì khác, bạn hãy liên hệ với chuyên gia để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Đánh giá:
Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh và ăn đồ lạnh?
Điểm trung bình: 9.8 / 10 ( 22 lượt đánh giá )
Sau sinh bao lâu thì được ăn đồ lạnh, uống nước đá là băn khoăn của nhiều mẹ bỉm. Nắm rõ vấn đề này sẽ giúp mẹ sau sinh xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để phục hồi thể trạng nhanh chóng.
Sau khi sinh nở, cơ thể của sản phụ chưa phục hồi hoàn toàn nên cần phải kiêng cữ một số thực phẩm và thói quen sinh hoạt. Kiêng cữ không chỉ giúp mẹ sau sinh phục hồi thể trạng nhanh chóng mà còn hỗ trợ cải thiện nguồn sữa và phòng ngừa các vấn đề liên quan đến sữa mẹ như sữa về chậm, tắc sữa, sữa ít, sữa loãng và mất sữa đột ngột.

Phụ nữ sau sinh không nên uống nước đá, thay vào đó nên uống nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ thường
Theo quan niệm dân gian, mẹ sau sinh cần phải giữ ấm, hơ than thường xuyên, kiêng nước và đồ lạnh. Hiện nay, nhiều quan niệm ở cữ lạc hậu đã dần mai một. Ngày nay, các bác sĩ khuyến khích mẹ bỉm ở cữ khoa học để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Vì vậy, không ít mẹ băn khoăn phụ nữ sau khi sinh có được uống nước đá không?.
Việc kiêng cữ nước lạnh, nước đá xuất phát từ quan niệm dân gian. Dù vậy, quan niệm này hoàn toàn có cơ sở không giống với những quan niệm lạc hậu khác. Theo các bác sĩ, mẹ sau sinh nên uống nước lọc ở nhiệt độ thường hoặc nước ấm, hạn chế uống nước đá – nhất là trong vòng 1 tháng sau khi sinh nở. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế uống nước đá trong thời gian mang thai. Bởi thói quen này cũng ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Thực tế, rất nhiều người yêu thích đồ lạnh, đặc biệt là nước đá và các loại nước giải khát. Vì vậy, sau khi sinh bao lâu thì ăn được đồ lạnh là vấn đề được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo các bác sĩ Sản phụ khoa, mẹ nên tránh ăn đồ lạnh trong ít nhất 2 – 3 tháng đầu sau khi sinh. Lúc này, thể trạng của mẹ chưa phục hồi hoàn toàn. Chính vì vậy, mẹ nên uống nước ấm hoặc nước lọc ở nhiệt độ thường.

Sau khi sinh, mẹ bỉm nên kiêng ăn đồ lạnh trong ít nhất 2 – 3 tháng đầu
Nếu thể trạng đã phục hồi, mẹ có thể ăn uống theo sở thích của bản thân nhưng cần kiêng các nhóm thực phẩm có thể gây tắc sữa. Trong trường hợp thể trạng yếu và nhạy cảm, bạn nên kiêng đồ lạnh – đặc biệt là nước đá trong 12 tháng.
Thực tế, không có thông tin chính xác về việc phải kiêng nước đá, đồ lạnh trong bao lâu sau khi sinh nở. Nếu có thói quen uống nước lạnh, mẹ sau sinh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được giải đáp vì yếu tố này phụ thuộc nhiều vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người.
Thức uống, món ăn lạnh luôn có sức hấp dẫn so với đồ ăn nóng – đặc biệt là trong thời tiết nóng bức, khó chịu. Khi mang thai, thai phụ phải kiêng cữ nghiêm ngặt nhiều loại thực phẩm để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, sau khi sinh nở, mẹ luôn muốn ăn uống những thứ mà mình yêu thích.
Dù vậy, mẹ cũng cần chú ý không uống nước và ăn đồ lạnh ngay sau khi sinh nở. Bởi thói quen này có thể gây ra những tác hại như sau:
Do ảnh hưởng của quá trình mang thai nên hệ tiêu hóa của mẹ rất dễ bị rối loạn. Thông thường, những cơ quan này sẽ mất khoảng 3 – 6 tháng để có thể hồi phục hoàn toàn. Nếu uống nước đá và ăn đồ lạnh ngay sau khi sinh, mẹ sẽ phải đối mặt với tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Dùng đồ lạnh, uống nước đá ngay sau khi sinh có thể gây rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi,…)
Nguyên nhân là do nước lạnh làm co mạch máu ở dạ dày và đường ruột dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém và rối loạn nhu động ruột với các biểu hiện như lạnh bụng, tiêu chảy, đầy hơi,… Các triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu mẹ dùng thức ăn nóng, lạnh xen kẽ.
Hệ miễn dịch của mẹ thường suy giảm khi mang thai và sau khi sinh do ảnh hưởng của rối loạn nội tiết tố. Tình trạng này sẽ dần được cải thiện sau khi sinh nếu mẹ có chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện hợp lý. Trong trường hợp thường xuyên uống nước đá và dùng đồ lạnh ngay sau khi sinh, mẹ rất dễ bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, ho,…
Sinh nở là quá trình không hề dễ dàng và để lại không ít ảnh hưởng cho cơ thể. Do đó, tốt nhất mẹ nên để cho thể trạng phục hồi hoàn toàn trước khi dùng đồ lạnh. Thay vào đó, nên dùng các món ăn, thức uống ấm để làm dịu cổ họng và hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh chóng hơn.
Sau khi sinh nở, tử cung sẽ đào thải sản dịch trong vòng 4 tuần. Tuy nhiên nếu uống nước đá và ăn đồ lạnh, tử cung có thể bị lạnh và gây vón cục sản dịch khiến cho quá trình đào thải bị gián đoạn. Thói quen này sẽ làm cho quá trình loại bỏ sản dịch diễn ra lâu hơn gây ra nhiều phiền toái khi sinh hoạt và tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển.
Ngoài ra, thói quen uống nước đá cũng ảnh hưởng đến quá trình hành kinh (xảy ra ngay sau khi kết thúc quá trình đào thải sản dịch). Món ăn, thức uống lạnh khiến cho tử cung co bóp dữ dội dẫn đến đau bụng kinh, khó chịu, mệt mỏi. Bên cạnh đó, ăn đồ lạnh cũng khiến cho máu kinh bị vón cục gây cản trở quá trình loại bỏ trứng rụng và niêm mạc tử cung.
Trong quá trình mang thai, tử cung sẽ gia tăng kích thích lên gấp nhiều lần để có không gian cho thai nhi phát triển. Sau khi sinh nở, tử cung sẽ co lại về kích thước ban đầu. Tuy nhiên, thói quen uống đồ lạnh và nước đá có thể khiến cho tử cung chậm phục hồi hơn bình thường.

Tốc độ phục hồi tử cung có thể bị gián đoạn do thói quen dùng thức ăn và đồ uống lạnh
Khi uống nước đá, mạch máu ở tử cung sẽ bị co lại. Điều này sẽ làm gián đoạn quá trình tuần hoàn máu đến tử cung khiến cho cơ quan này chậm phục hồi và co lại kích thước như ban đầu. Ngược lại, uống nước ấm giúp tăng tuần hoàn máu và đẩy nhanh tốc độ phục hồi của tử cung.
Khi mang thai, cơ thể mẹ phải cung cấp dưỡng chất để thai nhi phát triển nên sẽ gặp phải các vấn đề sức khỏe. Những vấn đề này thường sẽ dần thuyên giảm sau khi sinh khoảng 3 – 12 tháng nhưng có thể nghiêm trọng hơn nếu sản phụ có các thói quen xấu.
Trong trường hợp có thói quen uống đồ lạnh ngay sau khi sinh, mẹ sẽ khó tránh khỏi các vấn đề răng miệng như ê buốt răng, mòn men răng, viêm nướu, chảy máu chân răng,… Nguyên nhân là do cơ thể mẹ thiếu khoáng chất khi mang thai và hiện tượng tăng progesterone khiến cho nướu răng trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Thêm vào đó là thói quen dùng đồ ăn lạnh khiến răng trở nên nhạy cảm và gây hại cho lớp men răng ngoài cùng.
Nếu yêu thích các món ăn lạnh và nước đá, mẹ sau sinh vẫn có thể sử dụng. Tuy nhiên để hạn chế tác dụng phụ, cần lưu ý một số vấn đề sau:

Mẹ sau sinh không nên uống nước lạnh và dùng thức ăn nóng cùng lúc
- Tránh dùng đá lạnh, thay vào đó có thể bảo quản thức uống trong ngăn mát để làm lạnh. Nhiệt độ lạnh vừa phải sẽ hạn chế được tình trạng ê buốt, tiêu chảy, đau bụng,… Trong khi đó, dùng đá lạnh sẽ khiến mẹ sau sinh phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
- Mẹ không nên uống nước lạnh và ăn đồ lạnh quá thường xuyên. Nếu thèm các món ăn lạnh, có thể ăn nhưng nên chú ý không ăn quá nhiều.
- Tránh uống nước đá khi thời tiết lạnh và giai đoạn chuyển mùa. Bởi dùng đồ lạnh trong thời điểm này có thể gây đau họng, cảm lạnh, cảm cúm,…
- Chỉ sử dụng đá lạnh được làm từ nước đun sôi để nguội, không uống đá lạnh được sản xuất mất vệ sinh.
- Mẹ không nên vừa ăn đồ nóng vừa uống nước lạnh. Sau khi dùng đồ lạnh, cần đợi khoảng 1 – 2 giờ trước khi dùng các món ăn nóng để tránh bị rối loạn tiêu hóa.
- Bản thân đồ lạnh không giúp giải nhiệt và làm mát cơ thể. Ngược lại, khi dùng đồ lạnh, cơ thể phải tăng nhiệt để làm ấm thức ăn và đồ uống trong dạ dày. Do đó nếu bị chứng nóng trong, mẹ nên dùng các loại trà và món ăn thay nhiệt thay vì uống nước đá.
Hy vọng qua bài viết, mẹ bỉm đã hiểu rõ hơn về vấn đề “Sau sinh bao lâu thì ăn được đồ lạnh?” và những điều cần lưu ý khi uống nước đá, ăn đồ lạnh trong thời điểm nhạy cảm này. Ngoài ra, mẹ cũng cần kiêng cữ một số món ăn, đồ uống khác ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và nguồn sữa.
Tham khảo thêm:
Thuộc website harveymomstudy.com