Bùi Mình Quốc, tình yêu mãi trinh thiêng
Cập nhật lúc 08:51, Thứ Năm, 03/05/2012 (GMT+7)
LTS: Ngày 22 -4 – 2012, tại Hà Nội, Trung tâm Văn hoá – Ngôn ngữ Đông Tây, với sự dẫn chương trình của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã tổ chức giới thiệu tập thơ “Trinh thiêng” (NXB Hội Nhà văn, 2012) của nhà thơ Bùi Minh Quốc. Nhân sự kiện này, xin giới thiệu với độc giả bài viết cảm nhận tập thơ của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Người đọc đã quá quen với giọng thơ công dân của Bùi Minh Quốc, từ bài thơ đầu tay “Lên miền Tây” nổi tiếng, đến những bài thơ viết tại chiến trường “Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ”, và sau này là giọng thơ chính luận… Nhưng anh cũng nổi tiếng với những bài thơ tình từng được chép trong “sổ tay chiến sĩ”, “sổ tay sinh viên” như “Bài thơ về hạnh phúc”: Hạnh phúc là gì? Bao lần ta lúng túng Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi vẫn chưa ra Nhiều người thuộc bài thơ 4 câu “Có khi nào”, nhưng không biết đó là thơ Bùi Minh Quốc: Có khi nào trên đường đời tấp nập Ta vô tình đi lướt qua nhau Bước lơ đãng chẳng ngờ đang để mất Một tâm hồn ta đã đợi từ lâu… Năm 2002, Bùi Minh Quốc cho xuất bản một tập thơ tình mỏng chỉ vài chục trang với tên sách “Ru xa”. Ru xa cũng là tên một bài thơ anh mới viết thời đó: Bé xa, Bé xa Giờ Bé ngủ nha Choàng Bé đêm hoa Anh ru, ru vọng Anh ru, ru xa Tay anh lóng ngóng Lòng anh dịu mềm Anh ru thật êm Ngoan ngoan Bé ngủ Anh ru, anh ru Qua trời bão tố Anh ru, anh ru Qua đồi mượt cỏ À ơi bão tố Lùi xa lùi xa À ơi đồi cỏ Ru thơm mượt mà Bé xa, Bé xa Ngủ ngon vào mộng À ơi tiên nga Này anh ru vọng À ơi ngọc ngà Này anh ru xa Ru xa, ru xa… Đọc những câu thơ đầy nhạc, đầy dịu dàng yêu mến như thế, ít ai ngờ tác giả của nó lại chính là một nhà thơ chiến sĩ với tâm hồn bão lửa luôn hừng hực với lẽ sống cách mạng chưa bao giờ chịu tắt. Tôi gặp anh ngoài đời cũng thấy rõ điều đó. Anh như một người có hai tâm hồn: Yêu thương và Căm giận. Hình như có kẻ thù nào đó luôn làm anh căm giận sục sôi. Nhưng cũng hình như có một mê cung nào đó luôn níu anh về dịu dàng say đắm. Đó chính là tình yêu mà anh luôn nâng niu chăm chút. Phải chăng tình yêu chính là giống nòi căn cốt của Bùi Minh Quốc? Điều đó không sai. Tình yêu với anh không chỉ là mơ màng tưởng tượng, mà là giao hòa cuộn xiết. Những câu thơ nhục cảm của anh được viết rất thanh tao, lại đầy cảm giác: Em đấy ư, lưng trời hương sắc quyện Ươm trọn đời anh nào vực nào đồi Muôn ngón tay mơ trên vùng cỏ mịn Mimoza thảng thốt nở hoa rồi. (Đà Lạt xuân) Năm nay, Bùi Minh Quốc lại cho ra mắt thêm một tập thơ tình mới: “Trinh thiêng”. Chỉ mỏng mảnh 9 bài thơ ngắn. Nhưng số trang lại dày gấp 3 số bài thơ đó, vì nó được dịch ra 2 thứ tiếng Anh và Pháp. Có cảm giác tình yêu với thơ Bùi Minh Quốc là ngọn đèn hiệu cho người lính trận trở về căn nhà yêu dấu trong đêm tối mịt mùng. Đấy là nơi không còn nghe tiếng súng, không còn căm giận sục sôi, không còn đằng đằng sát khí, không còn máu me rác bẩn… mà chỉ còn một không gian sạch trong riêng biệt chờ đón, che chở và an ủi người về mà anh gọi đấy là chốn “Trinh thiêng”. Vâng, tình yêu với anh là Trinh thiêng sau “nghìn đêm lửa đạn”bỗng thấy “Giữa vườn thơ trắng tinh/ Vụt nở một đóa hồng/ Rực thắm/ Máu Trinh”; hoặc một đóa tường vi nhỏ nhoi lẫn giữa vô thường: Ôi đoá tường vi ngan ngát hương Lẫn trong bờ bụi giữa vô thường Anh đi không mỏi đường muôn dặm Em nở lặng thầm tan gió sương. Chỉ thế thôi mà thi sĩ coi đó là ân phúc cho thơ. Cũng không có gì là quá, khi tình yêu đã mang tới cho thi sĩ một sự hồi sinh quẫy cuộn: Phút ấy hương hoa ngọc ngà toả quyện Ôi hồng hoang hiền hậu hiến dâng nhau Ôi réo thác ôi dậy ngàn động biển Ôi loé ngời quẫy cuộn đến đâu đâu… Anh dùng khá nhiều thán từ “ôi” mà có người vẫn cho là quá cũ với thơ hôm nay. Tôi cũng giật mình, sao thi sĩ “ôi” nhiều đến thế? “Ôi thế thế thế là ta thế thế”. Hóa ra anh không kìm được tiếng kêu xáo động trước ân phúc mà tình yêu hiến tặng. Đó cũng là niềm hạnh phúc quá lớn đến ngọng nghịu không nói nên lời. Để rồi, có ngày anh được thú nhận điều bí mật: Có phép mầu giao cảm với bao la Anh thú nhận quả thật mình hạnh phúc. Đọc thơ tình Bùi Minh Quốc luôn thấy hiện lên một không gian linh thiêng với hương hoa hương người thơm ngát từ những câu thơ nương nhẹ vì sợ làm tan vỡ cõi thiên cung: Người bỗng hiện ngời trong áo đêm Đêm êm êm tỏa trọn nguồn êm Xin nương nương cánh êm người mở Người mở êm hòa tận cõi thiêng. Đôi lúc cảm giác không gian trong thơ tình của anh như lạc sang một cõi khác, giống như cõi mộng trong thơ Hàn Mặc Tử hay cõi Thiên Thai của âm nhạc Văn Cao: Bao vẩn bụi phàm trần thanh tẩy hết Trong cảm hòa ươm ngát cả tinh cung. Thì ra Bùi Minh Quốc đang coi Thiên Nhiên như một Giáo Tòa, và tình yêu chính là Tôn giáo của riêng anh: Anh lập tôn giáo EM Mình em ngồi CHÚA HIỀN Mình anh quì ngưỡng niệm Trong GIÁO TÒA THIÊN NHIÊN. Nhưng như trên đã nói, Bùi Minh Quốc có hai tâm hồn. Khi anh thu mình vào tình yêu thì chính là lúc anh mở ra một cõi thanh bình tuyệt diệu. Khi anh cởi lòng ra với xã hội thì ngùn ngụt nộ khí xung thiên. Phải chăng, đôi lúc anh cũng tự thấy mình mệt mỏi khi gợn lên những ám ảnh hận thù qua: Anh xin riêng thức che ngày cũ Vẫn ám vọng hoài những đợt bom.
Bùi Minh Quốc đau đáu đổi mới “tư duy thơ” nhưng anh không đổi giọng (hay không đổi được giọng?). Thì anh là thế đó – Bùi Minh Quốc – là tình yêu mãi Trinh thiêng.
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo
,
Bùi Minh Quốc (sinh ngày 3 tháng 10 năm 1940) là một nhà thơ, nhà báo, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, từng là Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ, Tổng Biên tập Tạp chí Đất Quảng tại Quảng Nam – Đà Nẵng, người sáng lập và là Chủ tịch đầu tiên của Hội Văn nghệ tỉnh Lâm Đồng,[1] là một trong bốn thành viên đầu tiên của Nhóm Thân hữu Đà Lạt.
Bùi Minh Quốc Sinh3 tháng 10, 1940 Đảng Cộng sản Việt Nam (Bị khai trừ)Phối ngẫu Con cáiBùi Dương Hương Ly (1966-)Người thân Ông hiện tại cũng là Phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, phụ trách khu vực miền Trung.
Còn có bút danh là Dương Hương Ly, ông được biết đến với bài thơ nổi tiếng “Bài thơ về hạnh phúc”, viết về vợ ông, nhà văn Dương Thị Xuân Quý, đã hi sinh năm 1969. Ngoài ra, ông còn được biết đến với bài thơ tình “Có khi nào”, bài thơ được bình chọn là một trong 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX.[2] Cuộc đời nhà thơ Bùi Minh Quốc gắn liền với huyền thoại về sự hy sinh của văn nghệ sĩ trong chiến tranh Việt Nam. Quê ở Mỹ Đức – Hà Tây, nhưng khi 11 tuổi ông đã theo gia đình lên Hà Nội. Ngay từ khi còn trẻ, Bùi Minh Quốc đã sớm nổi tiếng ở miền Bắc với bài thơ “Lên miền Tây”. Bài thơ này đã được phổ biến rộng rãi và đưa vào chương trình giáo khoa phổ thông thời bấy giờ. Sau khi học đại học, năm 1963 ông về làm công tác cho đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam.[3] Năm 1961, nhà thơ Bùi Minh Quốc và nhà văn – nhà báo Dương Thị Xuân Quý quen nhau và yêu nhau. Năm 1966, hai người cưới nhau. Năm 1967, nhà thơ Bùi Minh Quốc xung phong vào chiến trường miền Nam, công tác tại Ban Văn nghệ Khu V, nổi tiếng với tập thơ “Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ” với bút danh Dương Hương Ly. Khi đó con của ông và bà Xuân Quý mới 6 tháng tuổi.[1] Một năm sau, 1968, nhà văn Dương Thị Xuân Quý cũng lên đường vào chiến trường miền Nam. Bà gửi lại con gái đầu lòng và cũng là duy nhất là Bùi Dương Hương Ly cho mẹ là bà Hoàng Thị Tín trông nom. Hai vợ chồng Bùi Minh Quốc công tác cùng cơ quan (một tờ báo tuyên truyền được đặt ở trên núi),[1] họ gom góp lại một số bài thơ và truyện ngắn của mình đã được đăng rải rác trên các báo hay các tuyển tập, đem in thành một tuyển tập riêng của hai người, và đặt tên là “Chỗ Đứng”.
“Chỗ Đứng” (1968) được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn in, nhưng khi sách in xong, gửi vào trong chiến trường miền Nam thì Xuân Quý đã hy sinh. Lúc đó Bùi Minh Quốc đang bận làm dở một bài báo nên để vợ đi công tác xuống vùng đồng bằng trong vùng Quảng Đà, còn bản thân dự định sẽ xuống sau đó một tháng.[1] Ngày 8 tháng 3 năm 1969, Dương Thị Xuân Quý bị lính Đại Hàn bắn chết ở Duy Xuyên trong một trận càn[1] khi tuổi đời mới vừa 28.
Sau năm 1975, Bùi Minh Quốc ở Đà Nẵng, làm Phó Chủ tịch hội Văn Nghệ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, Tổng biên tập Tạp chí Đất Quảng. Mùa thu năm 1985 ông vào thăm Đà Lạt, được đưa lên gặp Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, và được ông này đề nghị về giúp lập Hội Văn Nghệ Lâm Đồng – Đà Lạt. Trong kỳ đại hội thành lập hội Văn Nghệ, ông được bầu vào chức vụ Chủ tịch.[1]
huyện Mỹ Đức, Hà TâyQuốc tịch Việt NamTên khácDương Hương Ly (bút danh)Dân tộcKinhNghề nghiệpnhà thơ, nhà báoTác phẩm nổi bật”Lên miền Tây”
“Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ”
“Bài thơ về hạnh phúc”
“Có khi nào”Quê quánhuyện Mỹ Đức, Hà TâyChức vịPhó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt NamĐảng phái chính trị
Thời kỳ chiến tranh Việt Nam
Sau 1975
Tại Đà Lạt, ông cùng đồng nghiệp thành lập tờ báo Lang Biang, lấy tên theo một câu chuyện thần thoại của vùng này. Để có thể mang cái tên này họ đã phải giải trình cho ông Bí thư Tỉnh ủy, nhưng ông này cũng không dám quyết, mà phải mở một cuộc họp để ban Thường vụ Tỉnh quyết định, và họ đã phải nhờ đến một nhà chuyên nghiên cứu văn hóa sắc tộc để thuyết phục. Tờ báo này sau đó bị đóng cửa, phải ngưng xuất bản chỉ sau 03 số báo.[1] Nguyên nhân theo lời Bùi Minh Quốc là do họ đã “đăng tải những bài viết mà các vị lãnh đạo địa phương cũng như vĩ mô không hài lòng”.[4]
Bùi Minh Quốc đã nhiều lần đi tìm mộ liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý vào các năm 1983, 1995, 2000, nhưng mãi đến chiều ngày 3 tháng 8 năm 2006, 37 năm sau ngày bà hy sinh, ông mới tìm được mộ vợ mình.[5][6][7] Nơi đó chỉ cách bia tưởng niệm Dương Thị Xuân Quý do chính ông dựng vào năm 1996 có 30m. Đúng với câu thơ mở đầu của “Bài thơ về hạnh phúc”: Thôi em nằm lại với đất lành Duy Xuyên / Trên mồ em có mùa xuân ở mãi…, gia đình đã để bà yên nghỉ lại đất Duy Xuyên.
Bùi Minh Quốc bị khai trừ ra khỏi Đảng năm 1989 (cùng với Tiêu Dao Bảo Cự) vì vận động các văn nghệ sĩ đòi tự do sáng tác, tự do báo chí, tự do xuất bản. Ông cũng bị quản chế hai lần theo Nghị định 31-CP: 1997-1999 và 2002-2004.[8]
Trong chiến tranh Việt Nam, với bút danh Dương Hương Ly, Bùi Minh Quốc nổi tiếng với tập thơ “Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ” khi ông công tác tại Ban Văn nghệ Khu V. Năm 1968, vợ chồng Bùi Minh Quốc và Dương Thị Xuân Quý có tập thơ – truyện “Chỗ Đứng” được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn in, vốn là tuyển tập các bài thơ và truyện ngắn của hai người đã được đăng rải rác trên các báo.
Bài thơ nổi tiếng nhất của Bùi Minh Quốc là “Bài thơ về hạnh phúc”, ông viết năm 1969 để tưởng nhớ người bạn đời Xuân Quý.
Đặc biệt, thi phẩm “Bài thơ về tình yêu” của ông đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng “Cuộc đời vẫn đẹp sao”.
Thơ của Bùi Minh Quốc thường viết về “người mẹ già” Việt Nam nhiều năm cuốc đất đào hầm nuôi giấu cán bộ, như các bài “Đất quê ta mênh mông”, “Mẹ ngẩn ngơ đi…”, “Mẹ đi chọn mặt gửi vàng”, “Không, mẹ ơi”, “Một thoáng phố phường”.
Sau năm 1975, Bùi Minh Quốc có nhiều bài thơ mang tư tưởng phê phán, điển hình như bài “Cay đắng thay” mà ông cho rằng “Cái guồng máy nhục mạ con người / Mang bộ mặt hiền lành của người cuốc đất… / Trọn tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt / Lại đúc nên chính cỗ máy này”. Bài thơ được tướng Trần Độ trích dẫn trong Nhật ký Rồng Rắn của mình.
Trong thời gian bị quản chế, ông sáng tác bài “Thơ vụt hiện trong phòng thẩm vấn”[9]
Tác phẩm đã xuất bản:
- Chỗ đứng (tập truyện, thơ in chung cùng Dương Thị Xuân Quý, 1968)
- Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ (tập thơ, 1971)
- Bé Ly (tập truyện ngắn, 1971)
- Hồi đó ở Sa Kỳ (tiểu thuyết, 1980)
- Đôi mắt nhìn tôi (tập thơ, 1984)
- Thơ tình Bùi Minh Quốc (1993)
- Một lúc một đời (tập truyện ngắn, 1996)
- Chuyện của người khách lạ (tiểu thuyết, 2000)
- Ru xa (tập thơ, 2002)
- Nhạc lá (tiểu thuyết, 2002)
Năm 2007, sau khi Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố Tam Sa nhằm trực tiếp quản lý các quần đảo trên Biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Bùi Minh Quốc và một số trí thức văn nghệ sĩ Việt Nam đã lên tiếng phản đối. Ông nói Trung Quốc đã “chà đạp lẽ phải” trong vụ tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa.[10]
Với tư cách là hội viên, ông đã gửi một lá thư ngỏ cho Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam cùng toàn thể các đồng nghiệp trong Hội, với lòng mong muốn Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam sớm có tuyên bố chính thức về vụ việc này. Ông cũng mong Hội xuất bản ngay cuốn sách về Hoàng Sa, Trường Sa đã được soạn thảo, để mọi người có thể nắm vững thông tin.[10]
Lá thư ngỏ của nhà thơ Bùi Minh Quốc cũng được gởi cho báo chí trong nước, nhưng đến nay không có báo nào đăng.[10]
Bùi Minh Quốc kết hôn với Dương Thị Xuân Quý vào tháng 2 năm 1966. Hai ông bà có một người con gái tên là Bùi Dương Hương Ly. Bút danh Dương Hương Ly của ông lấy tên con gái.
Sau khi bà mất, ông tục huyền hai lần nữa và có với mỗi người vợ một đứa con[cần dẫn nguồn]. Người vợ hiện tại của ông là Nguyễn Thị Thục (Hiền Thục). Bà gốc Hà Nội, sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt, từng 18 năm làm phóng viên, biên tập viên của Đài phát thanh – Truyền hình Lâm Đồng. Năm 1993, bà nghỉ việc, chuyển sang đan móc len, tạo ra và mở cửa hàng búp bê len[11].
- ^ a b c d e f g Nói chuyện với Bùi Minh Quốc
- ^ 100 Bài thơ hay nhất VN thế kỷ 20 – Tuổi trẻ Online
- ^ Nhà thơ phản kháng Bùi Minh Quốc RFA, ngày 10 tháng 1 năm 2009
- ^ Nói chuyện với Bùi Minh Quốc (phần 2)
- ^ Dương Thị Xuân Quý – Nhật ký tác phẩm: Tôi đi tìm Quý
- ^ Hạnh phúc là gì[liên kết hỏng]
- ^ “Chuyện tìm mộ nhà văn – liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2013.
- ^ “Csvn Lại Quản Chế 2 Năm Nhà Thơ Bùi Minh Quốc 21/01/2002”.
- ^ “Thơ vụt hiện trong phòng thẩm vấn”.
- ^ a b c 12 tháng 12 năm 2007-voa35-81711562.html Nhà thơ Bùi Minh Quốc: Trung Quốc chà đạp lẽ phải trong vụ Hoàng Sa, Trường Sa
- ^
Di Li (10 tháng 4 năm 2009). “‘Ngôi nhà búp bê’ của vợ chồng nhà thơ Bùi Minh Quốc”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2017.
- Dương Hương Ly, Bài thơ về hạnh phúc (tưởng nhớ Xuân Quý thân yêu)
- Trang thơ Bùi Minh Quốc Lưu trữ 2011-02-26 tại Wayback Machine
- Blog của Bùi Minh Quốc Lưu trữ 2011-02-03 tại Wayback Machine
Thuộc website harveymomstudy.com