Làm giấy khai sinh không có tên cha được không

(PLO)- Con của anh Xem năm nay đã chín tuổi, trong giấy khai sinh lại không có tên cha nên bé không được đi học.

 

 Video: Không được đi học vì giấy khai sinh không có tên cha

Anh Lê Văn Xem (43 tuổi, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP.HCM) nhiều năm nay sống trong cảnh gà trống nuôi con. Con của anh là bé Lê Đinh Duy Khang (sinh năm 2012).

Nhiều năm qua, trong giấy khai sinh của bé Duy Khang không có tên cha nên anh không thể làm các thủ tục cho con đi học.

Phải theo cha đi làm

Anh Xem cho biết trước đây có chung sống như vợ chồng với chị ĐTTL và sinh ra bé Duy Khang. Vì không đăng ký kết hôn nên khi sinh xong (sinh bé tại Hà Tĩnh), chị TL đăng ký khai sinh cho bé tại UBND xã Kỳ Lâm (nay là xã Lâm Hợp) huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh vào ngày 30-7-2012. Giấy khai sinh số 84, quyển số 01-2012 và đặt tên con là Lê Đinh Duy Khang. Tại thời điểm đăng ký, chỉ có tên mẹ mà không có tên cha trong giấy khai sinh.

Sau đó chị TL sang Trung Quốc làm việc. Theo anh Xem, chị TL đã đi năm năm rồi và chưa về nhà thăm con một lần nào, biệt tăm biệt tích luôn. Khi đưa con về TP.HCM, anh đã cho Khang học mầm non ở xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh. Tuy nhiên, đến năm chuẩn bị lên lớp 1 thì phải dừng lại vì con anh chỉ có hộ khẩu và giấy khai sinh đăng ký ở Hà Tĩnh. Trong giấy khai sinh của bé lại không có tên cha nên anh không thể làm thủ tục xin cho con lên lớp 1.

“Do không đủ điều kiện nhập học, hằng ngày đi làm tôi phải chở con theo để trông vì không có ai thân quen để gửi. Thấy con đến tuổi mà chưa thể đi học, bản thân tôi không lo được gì nên rất buồn. Mong muốn lớn nhất của tôi là được bổ sung tên mình trong giấy khai sinh của con để con có điều kiện đi học” – anh Xem chia sẻ.

Làm giấy khai sinh không có tên cha được không

Anh Lê Văn Xem nhận những tấm lưới đan về nhà làm để kiếm thêm thu nhập nuôi con. Ảnh: HỮU ĐĂNG

Tòa án đã xác định là cha, con

Khoảng giữa năm 2020, được một số người quen tư vấn, anh Xem đã gửi đơn lên TAND huyện Bình Chánh để yêu cầu xác định cha, con.

Theo đó, tại Bản án số 956/2020 ngày 24-9-2020, của TAND huyện Bình Chánh đã căn cứ vào phiếu kết quả phân tích ADN giữa anh Lê Văn Xem và bé Lê Đinh Duy Khang, xác định hai người này có cùng huyết thống cha – con. Theo đó, TAND huyện Bình Chánh đã quyết định anh Lê Văn Xem là cha đẻ của bé Lê Đinh Duy Khang.

Sau khi đã có bản án xác định cha, con, anh Xem liên hệ UBND xã An Phú Tây để làm thủ tục nhận cha, con để bổ sung tên cha trong giấy khai sinh. Nhưng do giấy khai sinh bản chính không còn, cũng không có bản trích lục nên đến nay, việc bổ sung vẫn chưa thực hiện được.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Đào Xuân Việt, Phó Chủ tịch UBND xã Lâm Hợp, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, cho biết cách đây khoảng sáu tháng, anh Xem có gọi điện thoại liên hệ UBND xã để yêu cầu cấp trích lục giấy khai sinh cho con về trường hợp của mình. Tuy nhiên, thời điểm đó anh Xem trình bày không rõ ràng nên UBND xã đã yêu cầu anh đến trực tiếp để làm việc cụ thể.

Xem thêm:  Buttercup là hoa gì

“Sáu tháng, sau thời điểm anh Xem gọi điện thoại yêu cầu, đến nay UBND xã mới tiếp nhận lại thông tin từ Pháp Luật TP.HCM về vụ việc này. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra hồ sơ lưu trữ và liên hệ làm việc với gia đình chị TL (mẹ của bé Duy Khang trên giấy khai sinh). Nếu thông tin chính xác, xã sẽ tiến hành cấp trích lục và phối hợp với gia đình gửi giấy trích lục vào TP.HCM. Việc này cũng giúp anh Xem không phải di chuyển trong thời điểm dịch bệnh phức tạp hiện nay” – ông Việt nói.

Nơi nào có thẩm quyền đăng ký nhận cha, con?

Theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Luật Hộ tịch 2014, UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

Về giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con được quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/BTP bao gồm: Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

Như vậy, theo quy định có thể thấy trong trường hợp này, UBND xã An Phú Tây (nơi anh Xem cư trú) cũng có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết thủ tục đăng ký nhận cha, con. Về mặt giấy tờ, sau khi bổ sung trích lục giấy khai sinh và bản án của tòa, anh Xem có thể liên hệ UBND xã An Phú Tây để làm thủ tục nhận cha, con.

Luật sư NGUYỄN THÀNH NAM, Đoàn Luật sư TP.HCM

Làm giấy khai sinh không có tên cha được không

Khi nào gia đình sĩ quan dự bị được nhận trợ cấp?

(PLO)- Chỉ gia đình của những quân nhân dự bị chính thức mới được hưởng trợ cấp theo quy định.

Hiện nay, việc nam nữ chung số với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn diễn ra rất phổ biến, vậy khi sinh con, có thể đăng ký khai sinh có tên cha được không? Bài viết dưới đây LawKey sẽ giải đáp nội dung này.

1. Thời hạn đăng ký khai sinh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch 2014, cha, mẹ có trách nhiệm khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con. Trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

2. Đăng ký khai sinh có tên cha khi chưa đăng ký kết hôn

Theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP: “Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh;”

Xem thêm:  Hướng dẫn điều trị viêm gan c

Như vậy, khi chưa đăng ký kết hôn mà người cha muốn có tên trong Giấy khai sinh của con thì làm đồng thời hai thủ tục:

– Thủ tục nhận cha con;

– Thủ tục đăng ký khai sinh cho con.

3. Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha con

Theo Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con cần chuẩn bị:

– Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

– Giấy chứng sinh;

– Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con:

+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

+ Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

3. Nội dung giấy khai sinh

Theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, nội dung Giấy khai sinh được xác định như sau:

– Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;

– Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

– Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

– Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Trên đây là nội dung bài viết Đăng ký khai sinh có tên cha khi chưa đăng ký kết hôn, LawKey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp với nhận cha mẹ con

Đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài

Làm giấy khai sinh không có tên cha được không

Nếu giấy khai sinh không có tên cha, trẻ sẽ có một số thiệt thòi nhất định về những quyền lợi sau này. Những quyền lợi đó là gì?

Làm giấy khai sinh không có tên cha được không

Câu hỏi: Em và bạn trai yêu nhau đã 3 năm. Em đang có thai nhưng em phát hiện ra anh ấy có người khác. Em định sẽ giấu kín chuyện này và sinh con một mình. Nhưng nhiều lúc em phân vân nếu con em không nhận cha, có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của con sau này không? Nếu sau này em muốn bổ sung tên cha vào giấy khai sinh có được không?

Rủi ro khi không có tên cha trong giấy khai sinh

Phần thông tin cha trong giấy khai sinh bị bỏ trống

Khi khai sinh cho con mà không có tên cha, giấy khai sinh của con có “khiếm khuyết”.

Cụ thể, Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:

2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

Như vậy, giấy khai sinh của con sẽ thiếu một nửa thông tin. Điều này cũng là một vấn đề bạn nên cân nhắc.
  Việc hưởng di sản thừa kế được chia thành 2 trường hợp như sau:

Xem thêm:  Trong các nội dung dưới đây nội dung nào là tuân thủ pháp luật

– Nếu người cha mất để lại di chúc: Con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được cha cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó

– Nếu người cha không để lại di chúc, di sản được chia thừa kế theo pháp luật. Trong đó con của người chết thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Để được hưởng di sản, cần xuất trình bằng chứng chứng minh quan hệ cha con, và giấy tờ chủ yếu được sử dụng để chứng minh quan hệ cha, con là giấy khai sinh.

Đối với trường hợp của bạn, giấy khai sinh của người con không có tên người cha, sẽ không có căn cứ để xác định ai là cha của người con đó (khó chứng minh được bằng cách khác). Vì thế cũng không chứng minh được người con đó có quyền hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.
 

Khó yêu cầu cha cấp dưỡng cho con

Hiện tại, có thể bạn đang có khả năng nuôi con. Tuy nhiên, trong trường hợp nào đó, bạn cần được cha của đứa trẻ cấp dưỡng nuôi con thì khó thực hiện được thủ tục này nếu tên cha không có trong giấy khai sinh của con.

Bởi, trong hồ sơ khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng cần có các giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha con thì Tòa án mới có cơ sở để xử lý vụ án dân sự.

Nếu không xuất trình được giấy khai sinh có tên cha, nếu người cha không muốn cấp dưỡng, rất khó để bạn đòi quyền lợi cho con.

Làm giấy khai sinh không có tên cha được không

Nếu giấy khai sinh không có tên cha, trẻ có phải chịu thiệt? (Ảnh minh họa)
 

Cách bổ sung tên cha vào giấy khai sinh

Nếu sau này bạn muốn bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con thì có thể bổ sung hộ tịch bằng cách thực hiện đồng thời 02 thủ tục nhận cha, mẹ, con và bổ sung tên cha vào Giấy khai sinh.

Để làm thủ tục nhận cha, con, hai bên đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, con.

Hồ sơ khá đơn giản, chỉ cần có Tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con (theo mẫu); Giấy tờ chứng cứ chứng minh quan hệ cha con như Văn bản giám định, thư từ, phim ảnh…

Sau khi làm thủ tục nhận cha, con, cần đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người có yêu cầu, mang theo Tờ khai bổ sung hộ tịch và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch để bổ sung tên cha trong giấy khai sinh cho con.

Trên đây là một số thiệt thòi cho trẻ khi giấy khai sinh không có tên cha. Nếu còn băn khoăn hoặc có thêm vướng mắc, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Làm giấy khai sinh không có tên cha được không

Lê Hà Vy

Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?

Thuộc website harveymomstudy.com

Related Posts