Vay vốn ngân hàng là phương pháp giúp mọi người xoay sở được tiền bạc khi cần tiền gấp. Tuy nhiên để thời gian giải ngân nhanh chóng thì hồ sơ vay vốn ngân hàng cần phải đạt tiêu chuẩn. Vậy thì hồ sơ vay vốn ngân hàng gồm những gì? Cần lưu ý gì khi làm hồ sơ vay?Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin Hồ sơ vay vốn ngân hàng gồm những gì mời bạn tham khảo!

Hồ sơ vay vốn ngân hàng gồm những gì (cập nhật 2022)
Đây là mẫu giấy bạn thường được nhận từ giao dịch viên của ngân hàng và hầu hết tùy theo từng ngân hàng khác nhau mà giấy vay vốn sẽ khác. Tuy nhiên khi điền giấy tờ này bạn cần điền đầy đủ thông tin cá nhân với tính chính xác cao. Một khi điền xong, ngân hàng sẽ tiếp nhận đơn và xác minh thông tin bạn đã khai báo.
Đây là bộ giấy tờ quan trọng nhất định cần phải có trong hồ sơ vay vốn. Bởi lẽ thông qua giấy tờ này ngân hàng có thể xác định danh tính người vay. Hơn nữa đây cũng là loại giấy tờ tương ứng với gói vay tín chấp cá nhân. Một số trường hợp khác, bạn có thể thay thế bằng thẻ căn cước hoặc chứng minh quân đội.
Ngoài ra trong hồ sơ vay vốn bạn cũng nên chuẩn bị thêm giấy chứng minh thu nhập. Trong đó chẳng hạn như hợp đồng lao động, bảng lương, sao kê lương,… Đi kèm với đó là một số giấy tờ bổ sung khác mà từng ngân hàng sẽ bảo bạn chuẩn bị.
Hồ sơ chứng minh thu nhập bao gồm:
- Hợp đồng lao động hoặc giấy bổ nhiệm, xấy xác nhận công tác
- Sao kê lương hoặc giấy xác nhận lương 3 tháng gần nhất
- Đơn đề nghị vay vốn ngân hàng
- Chứng minh nhân dân hoặc là SHK hay KT3.
- Giấy xác nhận lập gia đình hoặc còn độc thân.
- Giấy tờ xác minh mục đích vay vốn.
- Giấy chứng nhận quyền tài sản ví dụ như: sổ đỏ, giấy phép lưu hành máy móc, xe cộ,…
- Giấy tờ xác minh nguồn tài chính.
- Một số giấy tờ liên quan khác.
Vay mua nhà đất:
- Giấy đặt cọc.
- Hợp đồng mua bán với chủ đầu tư hoặc chủ nhà có công chứng.
- Vay thế chấp sổ hồng đã sang tên người vay (bổ sung trong vòng 60 ngày).
Vay xây dựng, sửa lại nhà cửa:
- Giấy phép xây dựng.
- Bảng vẽ xây dựng.
- Hợp đồng thi công.
- Hóa đơn mua vật liệu.
Vay mua ô tô:
- Hợp đồng mua bán xe.
- Hợp đồng bảo hiểm xe.
- Carvet xe (bổ sung trong 20 ngày sau khi nhận xe).
Vay kinh doanh:
- Hóa đơn thanh toán chi phí kinh doanh (bổ sung sau 30 ngày ngân hàng giải ngân).
Giấy phép kinh doanh.
Vay tiêu dùng:
- Hóa đơn mua sắm (bổ sung sau 30 ngày được ngân hàng giải ngân).
Hồ sơ vay vốn ngân hàng gồm những gì đã được giải mã tuy nhiên lưu ý khi làm hồ sơ là điều bạn cũng nên ghi nhớ. Điều này sẽ giúp bạn an tâm hơn khi chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và được giải ngân hồ sơ vay vốn nhanh hơn. Và lưu ý ấy không đâu khác chính là:
- Xác định rõ ràng các điều kiện vay vốn và nhu cầu sử dụng.
- Tìm hiểu kỹ lãi suất cho vay để lựa chọn gói vay đảm bảo phù hợp nhất.
- Lựa chọn thời gian vay vốn phù hợp với nhu cầu tài chính để linh hoạt hơn khi chi trả lãi suất.
- Chú trọng đến các chi phí phát sinh cho khoản vay.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Hồ sơ vay vốn ngân hàng gồm những gì cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về Hồ sơ vay vốn ngân hàng gồm những gì thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail:
- Website: accgroup.vn
Hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp
Hiện nay, các chủ doanh nghiệp thường có xu hướng tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ tài chính nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh, sản xuất. Các khoản vay sẽ giúp hỗ trợ các nhu cầu về vốn một cách nhanh chóng, cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tiếp cận nhiều cơ hội mới và phát huy lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, vay vốn ngân hàng là một trong những biện pháp phổ biến mà doanh nghiệp sử dụng. Vậy hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp gồm những gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật doanh nghiệp 2020
NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Vay vốn ngân hàng là gì?
Vay vốn ngân hàng là số tiền mà một cá nhân hay một doanh nghiệp vay mượn từ phía ngân hàng để sử dụng với điều kiện sẽ trả lại theo thời hạn cũng như yêu cầu mà ngân hàng đưa ra.
Sử dụng vốn vay từ ngân hàng là một lựa chọn hiệu quả giúp các doanh nghiệp vượt qua các giới hạn về nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh. Muốn vay vốn ngân hàng thành công, các doanh nghiệp nên nghiên cứu và chuẩn bị thật kỹ hồ sơ; đảm bảo tuân thủ đúng quy trình và tiêu chí mà ngân hàng yêu cầu.
2. Các hình thức vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp
Hiện nay, các ngân hàng trong nước và nước ngoài có một số hình thức cho vay vốn. Các hình thức phổ biến như các khoản vay không bảo đảm, vay thấu chi, vay trả góp. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, dưới đây Phamlaw sẽ giới thiệu cho bạn một số hình thức vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp.
Thứ nhất, Vay tín chấp
Vay tín chấp là một trong những sản phẩm cho vay của ngân hàng. Hình thức vay này được xây dựng trên uy tín của doanh nghiệp để ngân hàng cho vay. Uy tín của doanh nghiệp sẽ thể hiện qua xác minh thu nhập cũng như xác minh tín dụng của doanh nghiệp.
Vay tín chấp doanh nghiệp phải trình bày rõ ràng và rõ mục đích của khoản vay được sử dụng. Như là sử dụng để đầu tư vào máy móc, thiết bị ; nâng cấp hệ thống nhà máy ; mua tài sản, nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất ; tái đầu tư, đầu tư dự án mới. Kèm theo trình bày về mục đích cho vay là dự toán chi phí, kế hoạch trả lãi và khoản vay. Nếu doanh nghiệp lạm dụng mục đích cho vay ban đầu, ngân hàng có quyền ngừng cung cấp các khoản vay không bảo đảm.
Thứ hai, Khoản vay thế chấp
Vay thế chấp doanh nghiệp là hình thức ngân hàng cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vay vốn có sự đảm bảo bằng tài sản thế chấp như tài sản cố định của doanh nghiệp, giấy đăng ký kinh doanh… Ngân hàng sẽ giữ lại các giấy tờ liên quan về tài sản thế chấp đó, còn quyền sở hữu thì vẫn thuộc về doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp không có khả năng trả được nợ thì buộc doanh nghiệp phải chuyển giao quyền sở hữu tài sản thế chấp đó cho ngân hàng để thanh lý trừ nợ.
Nguồn tài sản thế chấp sẽ giúp chứng minh cho ngân hàng thấy rằng doanh nghiệp có thể đảm bảo cho việc chi trả các khoản vay khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra. Các nguồn tài sản thế chấp thông dụng bao gồm bất động sản hay trang thiết bị. Ngoài ra, các hàng hóa đang lưu kho hay hóa đơn thương mại chưa thanh toán cũng có thể dùng làm tài sản thế chấp.
Thứ ba, Vay thấu chi
Vay thấu chi doanh nghiệp là hình thức cho vay mà tại đó doanh nghiệp có thể chi vượt số dư thực tế trên tài khoản tiền gửi trong thời gian ngắn (dưới 12 tháng). Đây là giải pháp tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn đột xuất để tận dụng cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện hồ sơ vay vốn thông thường.
Hạn mức thấu chi được cấp trên cơ sở như sau:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh về tài khoản thanh toán của doanh nghiệp đó.
- Số dư tiền gửi bằng VNĐ hoặc ngoại tệ (tùy vào ngân hàng quy định).
- Bất động sản hoặc các tài sản đảm bảo khác.
Thứ tư, Vay trả góp
Để đảm bảo rủi ro, hình thức cho vay của các ngân hàng truyền thống hầu hết là cho vay thế chấp – nghĩa là người đi vay, ngoài chứng minh danh tính, còn phải chứng minh được thu nhập, tài sản cá nhân của mình. Chính điều này làm việc vay tiền trả góp ở ngân hàng trở nên phức tạp, khó khăn hơn, quy trình thẩm định vay khá dài.
Đây là khoản vay với cùng một gốc và lãi mỗi tháng. Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng trả nợ của doanh nghiệp mà có các điều khoản và giới hạn trả nợ khác nhau.
3. Điều kiện để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng
Thứ nhất, Người đại diện vay tiền phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.
Thứ hai, Mục đích sử dụng vay vốn phải là mục đích chính đáng, minh bạch, rõ ràng.
Thứ ba, Doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, không quá yếu kém, đủ khả năng để chi trả khoản nợ cả gốc và lãi.
Thứ tư, Doanh nghiệp đang có dự án đầu tư kinh doanh khả thi kèm theo kế hoạch trả nợ, kế hoạch này phải có tính thực tế, khả thi.
Thứ năm, Doanh nghiệp phải đảm bảo tài sản của mình phù hợp với các quy định của pháp luật.
Lưu ý: Trước khi ký hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần xác định rõ điều kiện và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần căn cứ vào doanh thu hàng tháng và hàng năm để xác định một khoản vay hợp lý, đảm bảo khả năng trả nợ. Tránh việc doanh nghiệp vay quá nhiều vốn, gây ra số dư không sử dụng và vẫn phải chịu lãi từ ngân hàng.
4. Hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp
Quy trình cho vay tại các ngân hàng đều có những bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Một trong những điều đầu tiên các ngân hàng xem xét là uy tín tín dụng của người vay và công ty bảo hiểm, hoặc theo dõi lịch sử thanh toán nợ. Chuẩn bị đầy đủ khoản vay là điều bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ vay vốn bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Giấy phép thành lập/Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều lệ công ty
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng (nếu có)
- CMND/CCCD hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu của người đại diện đứng ra vay vốn
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp (2 năm gần nhất)
- Phương án vay vốn: Trong phương án vay vốn phải có phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ; Kế hoạch trả nợ.
- Tài sản đảm bảo
Khi xét duyệt hồ sơ vay, ngân hàng cũng sẽ xem xét những nguồn tài sản hiện hữu để xác định xem doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ cho khoản vay được yêu cầu hay không. Họ cũng cân nhắc đến việc yêu cầu thêm thông tin về dòng tiền để hỗ trợ cho các khoản chi phí và cam kết trả nợ của doanh nghiệp. Dòng tiền thu vào càng mạnh càng chứng minh doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả đúng hạn và có khả năng quản lý các chi phí phát sinh ngoài dự kiến. Điều này sẽ giúp xây dựng lòng tin của người phê duyệt khoản vay dành cho doanh nghiệp.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cho vay
Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng, ngân hàng tiến hành xác nhận thông tin và thẩm định lại hồ sơ. Mỗi ngân hàng sẽ có quy chế thẩm định riêng với mục đích là hạn chế rủi ro, tăng khả năng hoàn vốn vay.
Nếu khách hàng càng cung cấp đầy đủ giấy tờ được yêu cầu, ngân hàng sẽ thẩm định nhanh, cơ hội được duyệt cho vay càng cao.
Bước 3: Phê duyệt khoản vay
Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn, nhân viên lập các đề xuất tín dụng và gửi lên các cấp có thẩm quyền để xin phê duyệt khoản vay. Sau đó nhân viên ngân hàng sẽ gửi thông báo đến khách hàng về khoản vay được duyệt.
Bước 4: Giải ngân
Nếu hồ sơ được duyệt, khách hành ký hợp đồng và ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân (cung cấp khoản tiền mà khách hàng được vay theo đúng hợp đồng). Khách hàng có thể nhận trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Thủ tục vay ngân hàng thường được thực hiện và hoàn tất trong 1 – 3 ngày. Tuy nhiên, đối với các khoản vay phức tạp, thời gian này có thể kéo dài đến 1 tuần.
Trên đây là tư vấn của Phamlaw về hồ sơ vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp. Nếu còn vướng mắc, băn khoăn, Quý bạn đọc vui lòng kết nối tổng đài 1900 để được tư vấn. Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline 091 611 0508 hoặc 097 393 8866, Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Thuộc website harveymomstudy.com