Em sẽ làm gì để góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng

Theo em cần làm gì để duy trì và phát triển những làng nghề truyền thống?

Các câu hỏi tương tự

Đa dạng làng nghề truyền thống

Nam Ô là một ngôi làng cổ, hiện nay nằm bên vịnh Đà Nẵng, dưới chân đèo Hải Vân thuộc phường Hòa Hiệp Nam và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Nơi đây có nghề truyền thống khai thác, đánh bắt thủy hải sản và nghề làm nước mắm. Dẫu trải qua nhiều thăng trầm và tưởng chừng như bị mai một, Nam Ô vẫn còn những người dân tâm huyết với nghề truyền thống làm nước mắm.  Nhờ vậy, đến năm 2004, nghề làm mắm ở Nam Ô đã được khôi phục. Làng nghề hiện có khoảng gần 100 hộ làm nước mắm, bình quân mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 200.000 lít nước mắm thành phẩm.

Thời gian qua, thành phố đã hỗ trợ phát triển nhãn hiệu tập thể Nước mắm Nam Ô cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại Làng nghề Nước mắm Nam Ô trên địa bàn quận Liên Chiểu như: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu các sản phẩm làng nghề nước mắm Nam Ô; tổ chức triển khai nghiên cứu xây dựng chuỗi cung ứng nước mắm an toàn và nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm nước mắm Nam Ô.

TP Đà Nẵng cũng đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt 1 nhiệm vụ cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ “Đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nước mắm Nam Ô của Thành phố Đà Nẵng” thực hiện từ năm 2022.

Như vậy, việc xây dựng chỉ dẫn địa lý sẽ góp phần quan trọng quảng bá sâu rộng sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời, thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống trong tương lai, tạo ra những tác động tích cực đến nhận thức, sự quan tâm, đầu tư về nguồn lực của các địa phương cũng như nhận thức của doanh nghiệp, người dân. Đây cũng là một cách tiếp cận bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển sản phẩm nước mắm của làng nghề Nam Ô, giúp bảo hộ thương hiệu sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường, thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất, thương mại hóa sản phẩm, từng bước mở rộng thị trường.

Em sẽ làm gì để góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng

Làng nghề Nước mắm Nam Ô trên địa bàn quận Liên Chiểu là một trong những làng nghề nổi tiếng ở TP Đà Nẵng. 

Bên cạnh nước mắm Nam Ô, bánh tráng Tuý Loan cũng là một cái tên nổi tiếng từ bao đời ở xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang, TP  Đà Nẵng.

Bánh tráng Tuý Loan có mùi vị thơm ngon đặc trưng, nếu ai đã từng một lần thưởng thức loại bánh này thì khó có thể quên hương vị của nó. Hiện tại xã Hoà Phong có khoảng gần 20 hộ duy trì nghề truyền thống của địa phương. Để quảng bá thương hiệu cho loại bánh này, xã Hòa Phong đã có nhiều chương trình khuyến công như đứng ra tổ chức triển lãm bánh tráng Túy Loan, đăng ký nhãn hiệu và bước đầu hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ để mua vật dụng tráng bánh…

Đại diện lãnh đạo huyện Hoà Vang cho biết để giữ thương hiệu và phát triển làng nghề bánh tráng Tuý Loan, chính quyền địa phương và các ngành chức năng của thành phố luôn quan tâm hỗ trợ vốn, giúp các hộ đầu tư máy xay bột, lò nướng bánh, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu sản phẩm. Đồng thời lập đề án để duy trì và phát triển làng nghề bánh tráng Tuý Loan thành sản phẩm OCOP… Tuy nhiên, sản phẩm này hiện vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, chưa mang tính đặc trưng vùng miền.

Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều làng nghề trên địa bàn thành phố cần được gìn giữ và phát huy. Có thể kể đến những cái tên nổi tiếng khác nữa như đá chẻ Hòa Sơn, chiếu Cẩm Nê, rượu cần Phú Túc (huyện Hòa Vang); mây tre An Khê (quận Thanh Khê)…

Xem thêm:  Giáo án văn 11 vĩnh biệt cửu trùng đài

Làm sao để xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các làng nghề?

Thời gian qua, TP Đà Nẵng chú trọng thực hiện các giải pháp về phát triển tài sản trí tuệ, đặc biệt là xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, xây dựng nhãn hiệu thập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý để nâng cao giá trị hàng hoá nông sản thực phẩm, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.

Những giải pháp này nhằm xây dựng thương hiệu cộng đồng và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Đã có 32 sản phẩm phẩm đặc trưng của thành phố được hỗ trợ phát triển, xác lập quyền sở hữu  trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận để gia tăng giá trị nông sản, phát triển thương hiệu cộng đồng (Nước mắm Nam Ô, bưởi Hòa Ninh, khô mè Quang Châu, chè dây Hòa Bắc, kiệu hương Hòa Nhơn, gà đồi Đồng Nghệ, trứng cút Hòa Phước ….).

Thành phố cũng tích cực hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiến hành các thủ tục về sở hữu trí tuệ; tăng cường tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về sở hữu trí tuệ. Nhờ đó, số lượng các văn bằng về sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố ngày càng tăng: có 4.264 văn bằng được cấp, đứng thứ mười trong cả nước (theo dữ liệu từ Cục Sở hữu trí tuệ).

Em sẽ làm gì để góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng

Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý là yếu tố quan trọng giúp các làng nghề phát triển bền vững.

Năm qua, TP Đà Nẵng cũng ban hành 2 văn bản, cơ chế chính sách tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển tài sản trí tuệ, thúc đẩy phát triển khoa học và công nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đồng thời, quy định cụ thể mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới…

Sự phát triển của các làng nghề đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn nhất là hệ thống giao thông, điện, nước. Tuy nhiên, thực tế, các làng nghề của TP Đà Nẵng hiện gặp nhiều khó khăn, quy mô sản xuất còn nhỏ, phân tán và manh mún. Mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng thị hiếu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng, trình độ tay nghề người lao động chưa cao…

Do vậy, để phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố, trong thời gian tới, thành phố cần có chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở, hộ sản xuất tại các nghề, làng nghề được vay vốn tín dựng ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất; hỗ trợ đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị vào sản xuất từ chương trình khuyến công, khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm.

Đặc biệt, cần phát triển mạnh hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm làng nghề gắn với các hoạt động du lịch, sự kiện và các lễ hội của thành phố để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời tăng cường hơn nữa công tác quản lý các làng nghề, nhãn hiệu tập thể để đảm bảo sự thống nhất về tiêu chuẩn, chất lượng giữa các hộ sản xuất nhằm đảm bảo uy tín thương hiệu sản phẩm.

Duy Lương

Em sẽ làm gì để góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng

Nhiều người dân ở địa phương đang rất kỳ vọng, đề án “Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng” sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương, để những người dân làm nghề sống được bằng nghề truyền thống, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho từng hộ gia đình, để nước mắm Nam Ô lấy lại vị thế của mình,vị thế của một sản phẩm dùng để tiến vua.

Xem thêm:  Hệ số trả nợ cá nhân

Nằm dưới chân đèo Hải Vân hùng vỹ là làng nghề nước mắm Nam Ô, thuộc địa phận quận Liên Chiểu (TP. Đà Nẵng). Một làng nghề nên thơ, trải dài trên những bãi cát, ghềnh đá nhấp nhô. Nam Ô từng nổi tiếng với nghề làm pháo, nhưng giàu truyền thống và vang danh hơn lại là nước mắm Nam Ô, sản phẩm từng được dùng để tiến vua.Theo các bậc cao niên trong làng, nghề làm nước mắm ở Nam Ô đã tồn tại và phát triển gần 400 năm. Đây là một trong số ít làng nghề nước mắm truyền thống còn tồn tại trên cả nước, nổi danh cả nước với hương vị đặc biệt, đậm đà thơm ngon với đặc trưng riêng. Kỳ công từ việc chọn nguyên liệu đến cách chế biến gia truyền đã tạo nên hương vị, đặc trưng cho nước mắm Nam Ô.

Nguyên liệu chính để chế biến nước mắm Nam Ô là những con cá cơm, được ngư dân đánh bắt ngay trên vùng biển địa phương. Người làm mắm sẽ chọn ra những con có kích thước vừa, không quá lớn hoặc quá nhỏ. Cá dùng để làm nước mắm không được rửa bằng nước ngọt để tránh tình trạng nhanh thối. Các chum muối cá thường được làm bằng gỗ mít, dưới đáy chum phải chèn sạn, chổi đót…

Em sẽ làm gì để góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng

Muối để dùng làm mắm Nam Ô, bà con địa phương thường dùng loại muối hạt to ở Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), hoặc muối Cà Ná (Ninh Thuận). Những hạt muối này cũng phải cất trong chum 1 đến 2 năm, sau đó mới được dùng để muối cá. Đặc biệt, thứ quý giá nhất tạo nên thương hiệu nổi tiếng cho nước mắm Nam Ô chính là việc sản xuất hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, tỷ mỉ, gia truyền, không hề sử dụng hóa chất độc hại.

Có truyền thống lâu đời, vang danh trên thị trường, nghề làm nước mắm từng góp phần để nhiều người dân ở Nam Ô có cuộc sống ổn định. Bên cạnh tiêu thụ trong nước, các sản phẩm nước mắm Nam Ô còn theo chân du khách thập phương vươn xa ra thế giới. Tôn vinh sản phẩm nghề truyền thống, nghề làm nước mắm Nam Ô đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo ông Huỳnh Văn Hùng – Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao TP. Đà Nẵng, đây là làng nghề nước mắm đầu tiên trên cả nước đón nhận vinh dự này. Nước mắm Nam Ô không chỉ là một món ăn, gia vị mà còn là một phần lịch sử, văn hóa, thể hiện bản sắc cộng đồng địa phương mà từng người dân và chính quyền thành phố đang nỗ lực gìn giữ.

Dù vang danh trong quá khứ, song cũng có thời điểm nghề làm nước mắm Nam Ô đứng trước nhiều khó khăn điêu đứng. Đó là khi trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm nước mắm công nghiệp, sản xuất theo dây chuyền, sản phẩm nhiều, giá thành rẻ. Trong khi đó, sản phẩm nước mắm được làm theo kiểu thủ công truyền thống như Nam Ô, giá thành luôn đội lên cao, lên đến 70-80 nghìn đồng/lít. Sản phẩm làm ra khó tiêu thụ nhiều trên thị trường. Số hộ làm nghề ngày càng ít dần, nhiều gia đình chuyển sang làm nghề khác để mưu sinh.  

Trước nguy cơ mai một làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô, chính quyền TP. Đà Nẵng cùng một số doanh nghiệp đã cùng nhau bắt tay khôi phục lại. Trong đó, chú trọng việc bảo tồn, phát triển làng nghề này bằng việc gắn với du lịch. Mới đây, Đề án “Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng” đã được UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt. Tổng kinh phí dự trù khoảng 4,65 tỷ đồng, chưa tính kinh phí chỉnh trang đô thị trong làng nghề và đầu tư khu trưng bày làng nghề. Đề án do UBND quận Liên Chiểu chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện.

Xem thêm:  Top 1 cửa hàng canifa tphcm Thành phố Cà Mau Cà Mau 2022

  
Mục tiêu của đề án nhằm bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề nước mắm Nam Ô, gắn với phát triển du lịch – di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trở thành sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc sắc của Đà Nẵng. Đề án có các mục tiêu cụ thể như, đưa sản phẩm nước mắm Nam Ô trở thành sản phẩm du lịch, trong đó đạt sản lượng nước mắm tiêu thụ từ 200 đến 250 nghìn lít/năm; nâng cao chất lượng mẫu mã, bao bì, nhãn mác của sản phẩm để tạo thương hiệu; tăng thu nhập bình quân đầu người từ nghề đạt 3 – 4 triệu đồng/người/tháng năm 2021 và đạt 4,5 – 5 triệu đồng/người/tháng vào năm 2025.

Bên cạnh đó, đề án cũng đặt ra một số nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như, bảo tồn và phát triển làng nghề nước mắm Nam Ô bằng cách khôi phục đội tàu đánh cá để chủ động nguồn nguyên liệu, khuyến khích tạo điều kiện cho người dân đóng mới tàu thuyền, tham gia đánh bắt cá nhằm tăng quy mô và sản lượng phục vụ nghề mắm được ổn định; ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào quản lý, sản xuất; đầu tư cơ sở hạ tầng chỉnh trang đô thị, bảo đảm an ninh trật tự và vệ sinh môi trường; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị cho các sản phẩm của nước mắm Nam Ô…

Đặc biệt, đề án chú trọng việc xây dựng làng nghề nước mắm Nam Ô, trở thành điểm du lịch của thành phố nhằm giới thiệu tiêu thụ sản phẩm nước mắm và các sản phẩm liên quan của làng nghề; khai thác các tiềm năng di tích, phong cảnh cũng như các hoạt động văn hóa văn nghệ của địa phương; bổ sung làng nghề nước mắm Nam Ô vào các tour du lịch hiện có như tour Đà Nẵng – Bà Nà Hills; Đà Nẵng – Vịnh Lăng Cô – Huế, Đà Nẵng – Huế – Quảng Bình… Đồng thời, xây dựng tour du lịch bằng đường sông từ làng nghề nước mắm Nam Ô – dọc sông Cu Đê lên Trường Định – Khu du lịch sinh thái cộng đồng tại thôn Tà Lang – Giàn Bí (huyện Hòa Vang)…

Ông Cao Trí Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng cho rằng, nếu được triển khai tốt thì làng nghề nước mắm Nam Ô sẽ trở thành một sản phẩm thương mại, “quà tặng” quá tốt của thành phố để phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên, trước mắt làng nghề cần phải được quy hoạch cảnh quan, có các điểm dừng đỗ để phục vụ cho du khách. Bên cạnh đó, để Nam Ô trở thành một điểm du lịch dẫn đầu, cần có sự chung tay của cộng đồng, phải gìn giữ chất lượng của nước mắm Nam Ô, có nơi để người dân trưng bày, giới thiệu sản phẩm, người dân phải được đào tạo các kỹ năng phát triển du lịch…

Nhiều người dân ở địa phương đang rất kỳ vọng, đề án “Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn với phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng” sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương, để những người dân làm nghề sống được bằng nghề truyền thống, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho từng hộ gia đình, để nước mắm Nam Ô lấy lại vị thế của mình, vị thế của một sản phẩm dùng để tiến vua.

                                                 

   TuansLA (st) Nguồn: https://thoibaonganhang.vn

Thuộc website harveymomstudy.com

Related Posts