TiengAnhK12 tổng hợp bộ đề thi vào lớp 10 môn Văn một số năm trở lại đây với hi vọng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các học viên Ôn thi Tiếng Anh vào lớp 10 trên TiengAnhK12 trong hành trình mở cổng trường THPT mình mơ ước.
>> Tổng hợp gần 200 đề thi tiếng Anh vào lớp 10 của các tỉnh thành trên cả nước
>> Tổng hợp đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán các năm gần nhất
Đề thi vào 10 môn Văn Sở Hà Nội
- Năm 2022
- Năm 2021
- Năm 2020
- Năm 2019
- Năm 2018
- Năm 2017
- Năm 2016
Đề thi vào 10 môn Văn Sở TP HCM
Đề thi vào 10 môn Văn các tỉnh/thành miền Bắc
Đề thi vào 10 môn Văn các tỉnh/thành miền Trung
Đề thi vào 10 môn toán các tỉnh/thành miền Nam
[%Included.TiengAnhK12%]
[%Included.Vao10%]
[%Included.Vao10ChuyenAnh%]
Sau đây là đề thi môn Ngữ văn:
![]()
|
![]() |
Xem gợi ý lời giải bài thi môn Ngữ văn TẠI ĐÂY
Đề thi thời sự và dễ thở
Học sinh Thanh Trúc, Trường THCS Lê Quý Đôn cho hay đề thi gợi mở và gần gũi cho phép học sinh phát huy khả năng, đặc biệt là câu hỏi số 2.
“Nếu so sánh đề thi các năm trước thì câu hỏi nghị luận này dễ hơn. Em đặt ra từng vấn đề sau đó đi sâu giải thích. Câu hỏi số 1 về phần văn bản học hiểu, đoạn văn bản về covid-19 rất thời sự. Tuy nhiên các câu hỏi không khó”.
![]() |
Các sĩ tử vui vẻ vì làm bài tốt |
![]() |
Nhóm học sinh đến từ Trường THCS Bình Thọ bình luận rôm rả về đề thi. Học sinh Ngân Bình nói: “Câu hỏi số 1 em làm hết vì thường ngày cũng đọc vấn đề này rất nhiều. Nhưng em thích nhất câu hỏi nghị luận số 2. Đây là câu hỏi cho chúng em phát huy khả năng học văn cũng như cảm thụ vấn đề”.
Riêng câu hỏi số 3 Ngân Bình chọn đề 1.
“Năm nay dù học tập tương đối khó khăn nhưng em nghĩ mình làm khá tốt bài em. Em nhẩm tính chắc được khoảng 7-8 điểm. Hi vọng để có một suất chắc chắn vào Trường THPT Thủ Đức”.
“Lắng nghe để thấu hiểu và giải tỏa lo âu”
Theo các thí sinh, đề thi Ngữ văn vào lớp 10 năm nay khá “lạ” khi tất cả 3 câu đều có chung 1 chủ đề và chủ đề được ghi rõ ngay trên đầu của đề thi.
Cô Nguyễn Minh Ngọc, giáo viên dạy văn Trường THPT Đinh Thiện Lý, cho hay đây là lần đầu tiên có 1 đề thi hệ thống theo 1 chủ đề nhất quán qua ba phần là: Lắng nghe.
Tuy vậy, đề thi rất khoa học, logic và bám sát tính thời sự. Vừa đảm bảo phần hỏi về kiến thức tác phẩm, kiểm tra kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng lập luận vừa tạo độ mở cho những học sinh muốn sáng tạo, ngay cả câu 1 nghị luận văn học, cũng có tới 3 lựa chọn cho các con.
Theo cô Ngọc với đề này nếu có gây khó thì chỉ khó với kiểu học tủ, học theo văn mẫu .
Học sinh Gia Linh cho hay em làm được 2 câu, nếu đúng hết thì khoảng 6 điểm. Gia Linh phân tích, câu hỏi số 1 về đoạn văn bản liên quan tới dịch Covid-19, vấn đề a, những hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu thì trong văn bản đã nêu rất rõ chỉ cần đọc hiểu là trả lời được.
Theo Linh câu số 2 rất mở: “Phải chăng lắng nghe là một biểu hiện của yêu thương”. Theo Linh trong xã hội do bận rộn và ảnh hưởng của nhiều vấn đề nên mọi người ít ngồi xuống lắng nghe. Từ đó em bám vào đề và giải quyết vấn đề.
“Câu kết bài em nêu rằng chúng ta nên lắng nghe, chia sẻ để thấu hiểu những người xung quanh và giải toả lo âu chính mình.
Xem lịch thi và thời gian công bố điểm thi lớp 10 của TP.HCM TẠI ĐÂY
Những nội dung kiến thức sẽ không có mặt trong đề thi lớp 10 TẠI ĐÂY
Những lưu ý để đạt điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10 TẠI ĐÂY
Lê Huyền – Phong Anh


Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn tại TP.HCM năm 2022Sau 120 phút làm bài, hơn 94.000 học sinh TP.HCM đã hoàn thành bài thi Ngữ văn – là môn thi đầu tiên trong kỳ thi vào lớp 10 năm 2022. Sau đây là đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tại TP.HCM năm 2022.

Chiều 16/7, sau khi kết thúc ngày thi đầu tiên vào lớp 10, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay có 554 học sinh bỏ thi.
Sau đây là đề thi môn Ngữ văn trong kỳ thi năm 2019:


Câu 1 (3 điểm) Em hãy đọc đoạn 2 văn bản sau và thực hiện các yêu cầu dưới:
Văn bản 1: Gần đây, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện các bức ảnh về việc làm tình nguyện của giới trẻ được chụp trước và sau khi hoàn thành các hoạt động tình nguyện như: xóa “điểm đen” về rác, sơn vẽ nhà mẫu giáo, tu sửa nhà tình thương, xây nhà cho người nghèo, kêu gọi không sử dụng đồ nhựa…

Đây là bức ảnh tham gia cuộc thi “Thách thức để thay đổi” (Cuộc thi do Trung ương Đoàn và Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức) nhằm lan tỏa thông điệp: Giới trẻ cần dấn thân vào các hoạt động tình nguyện để thử thách bản thân trước những thách thức của cuộc sống, nhằm thay đổi chính mình và thay đổi cuộc đời của nhiều người ( Theo Vũ Thơ– Người trẻ thách thức bản thân để thay đổi- Báo Thanh Niên ngày 18/4/2019)
Văn bản 2: Hãy thách thức bản thân. Thách thức bằng những thách thức không ai biết, chỉ có bản thân mình chứng kiến. Ví dụ: Dù ở nơi không có con mắt của người đời vẫn sống chính trực, dù những khi chỉ có có một mình vẫn giữ đúng luật lệ, phép tắc.
Và khi đã chiến thắng trong nhiều thử thách, khi thẳng thắn tự mình nhìn lại bản thân, và hiểu ra bản thân là người có phẩm hạnh cao, lúc ấy con người sẽ có được lòng tự tôn thật sự. Việc này sẽ trao cho ta lòng tự tin mạnh mẽ. Đó chính là phần thưởng dành cho bản thân. (Theo Shiratori Haruhiko, Lời của Nietzsche cho người trẻ, NXB Thế giới, 2018)
a. Xác định phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản 2 (0,5 điểm)
b.Dựa vào văn bản 1, hãy cho biết thông điệp mà cuộc thi “Thách thức để thay đổi” muốn lan tỏa tới cộng đồng. (0,5 điểm)
c. Chỉ ra một điểm chung và một điểm khác biệt về nội dung của hai văn bản trên. (1,0 điểm)
d. Theo em, có phải lúc nào việc thách thức bản thân cũng giúp chúng ta thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn? (Trả lời trong khoảng 3 – 5 dòng) (1,0 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
Câu chuyện của những cái cây

Có lẽ những cách ứng xử của cây 2, 3, 4 đối với cây 1 cũng là những cách ứng xử của một số bạn trẻ đối với một ai đó nổi bật hơn mình. Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang thi) bàn về một trong ba cách ứng xử ấy.
Câu 3: (4,0 điểm)
Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1:
Cảm nhận của em về tình cảm mà người cha dành cho con trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Từ đó liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc với một tác phẩm khác cũng viết về đề tài gia đình để thấy được sức mạnh của tình cảm gia đình
Đề 2:
Mỗi bài thơ của chúng ta
Phải như một ô cửa
Mở tới tình yêu
(Trích Liên tưởng tháng Hai, Lưu Quang Vũ)
Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc thơ, hãy viết về một bài thơ hoặc một đoạn thơ “như một ô cửa/mở tới tình yêu” trong em.
Lê Huyền

Học sinh TP.HCM vừa làm xong bài thi môn Ngữ văn vào lớp 10 năm 2019. VietNamNet cung cấp một cách làm tham khảo.
Thuộc website harveymomstudy.com