1965 1975 chia làm bảo nhiều giai đoạn

(TCTG)- Công tác lãnh đạo tư tưởng thời kỳ này là nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta tinh thần quyết tâm chiến thắng đế quốc Mỹ. Nhiệm vụ cấp bách ở miền Bắc lúc này là phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho hợp với tình hình mới

Mừng ngày chiến thắng 30-4-1975. Ảnh: Tư Liệu.

Cuối năm 1964 đầu năm 1965, trước những thắng lợi ngày càng lớn của phong trào cách mạng miền Nam, đế quốc Mỹ đã thấy rõ sẽ bị thất bại hoàn toàn nếu không thay đổi chính sách, thay đổi chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam. Trong tình trạng bối rối, mâu thuẫn giữa hai xu hướng chiến hay hoà, Mỹ đang cố tìm mọi cách để giữ vững vị trí và lực lượng, mong tạo ra một thế mạnh cho giải pháp tiếp theo là hoặc thương lượng trên một cơ sở có lợi cho Mỹ, hoặc mở rộng chiến tranh. Mục tiêu trước mắt của Mỹ là cố buộc chúng ta phải nhượng bộ nhiều, và sau này nếu có thua thì chỉ chịu thua ở mức thấp nhất. Do đó, từng bước đưa lực lượng chiến đấu để cố giành lại một số mục tiêu chiến lược đã mất và cải thiện tình hình quân sự và chính trị chung của Mỹ. Đồng thời Mỹ mở rộng hoạt động không quân, ném bom, bắn phá miền Bắc để gây áp lực hòng làm giảm sức tấn công của ta ở miền Nam; hạn chế sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, dùng sự đe doạ mở rộng chiến tranh ép ta phải nhân nhượng, ngừng cuộc đấu tranh cách mạng yêu nước ở miền Nam. Với những hành động mới đó, cuộc chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở miền Nam đã được đẩy tới mức độ cao, và chiến tranh đã vượt ra khỏi phạm vi miền Nam, lan đến miền Bắc, trước mắt dưới hình thức ném bom, bắn phá bằng không quân.

Đến đầu năm 1965, đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh lên một nấc mới. Trước sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ chuyển sang dùng chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đưa quân viễn chinh Mỹ và các nước chư hầu ồ ạt vào miền Nam trực tiếp tham chiến; đồng thời tăng cường không quân và hải quân đánh phá miền Bắc. Đây là bước leo thang chiến tranh cao nhất của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, cũng là lần đầu nước Mỹ xuất quân đi xâm lược với số lượng lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Giới cầm quyền Mỹ đã huy động lực lượng và tiền của đến mức cao nhất vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Lúc này trên thế giới, phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục diễn ra mạnh mẽ và giành nhiều thắng lợi mới ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh; công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật ở các nước XHCN đang trên đà phát triển, tạo cho các nước này một vị thế mới trên trường quốc tế, làm cho so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới thay đổi theo hướng có lợi cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH. Đặc biệt là thái độ phản đối ngày càng mạnh của nhân dân Mỹ và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới đối với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ. Những thuận lợi này có tác động rất tích cực đến tinh thần quyết tâm chống Mỹ của nhân dân ta. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, tình hình chính trị một số nước trong phe XHCN cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, không có lợi cho phong trào cộng sản quốc tế và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Việt Nam.

Xem thêm:  Đánh giá công nghiệp điện tử tin học là ngành cần

Những phức tạp của tình hình trong nước và quốc tế như trên đã đặt cuộc kháng chiến của nhân dân ta trước tình thế đặc biệt nghiêm trọng. Thường xuyên phải đối mặt với những thách thức ngày một ác liệt, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có những diễn biến khá phức tạp. Một bộ phận trong số họ đã bộc lộ tư tưởng bi quan, hoài nghi, dao động. Tư tưởng sợ Mỹ, không dám đánh Mỹ đã xuất hiện không chỉ trong bộ phận quần chúng nhân dân mà có cả trong cán bộ, đảng viên của Đảng. Những câu hỏi lớn được đặt ra trong tư tưởng của nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân rằng Đảng và nhân dân ta sẽ phải đối phó với chiến lược mới của đế quốc Mỹ như thế nào? quân Mỹ vào có làm thay đổi về cơ bản so sánh lực lượng trên chiến trường không; chúng ta có dám đánh Mỹ không, đánh Mỹ bằng cách nào và quan trọng là có thắng được Mỹ không v.v…

Trước tình hình mới, vấn đề quan trọng nhất, cấp bách nhất đối với Đảng trong lúc này không phải là vấn đề tương quan lực lượng giữa ta và Mỹ mà là vấn đề tư tưởng của toàn Đảng, toàn dân ta trước những diễn biến mới của tình hình. Làm thế nào để trong điều kiện bị chiến tranh phá hoại, nhân dân miền Bắc vẫn không nao núng tinh thần, tiếp tục hăng say lao động, sản xuất và chiến đấu, hết sức chi viện cho chiến trường miền Nam, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến?

Nhận thức rõ điều đó, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 11 (tháng 3-1965) đã xác định: nếu đế quốc Mỹ càng cố sức đẩy mạnh chiến tranh ở miền Nam thì sẽ càng vấp phải sự phẫn nộ, chống đối và đánh trả rộng rãi và quyết liệt hơn, thất bại của Mỹ sẽ càng nặng nề hơn. Và càng tiến hành ném bom, bắn phá miền Bắc để hòng tạo ra một thế mạnh thì lại càng làm tăng thêm lòng căm thù và ý chí chiến đấu của nhân dân cả nước ta, đồng thời làm tăng thêm sự phản đối trên thế giới đối với hành động của Mỹ. Nếu Mỹ đưa thêm mấy vạn quân chiến đấu vào miền Nam và mở rộng quy mô chiến tranh phá hoại miền Bắc thì có thể gây cho ta nhiều thiệt hại hơn, cuộc đấu tranh cách mạng yêu nước của nhân dân ta ở miền Nam có thể có những khó khăn, phức tạp và sẽ lâu dài hơn, nhưng nhân dân Việt Nam sẽ càng thêm căm thù và quyết tâm chiến thắng đế quốc Mỹ, đế quốc Mỹ sẽ bị sa lầy, thiệt hại nặng hơn và nhất định sẽ bị thất bại hoàn toàn. Vì thế, “Công tác lãnh đạo tư tưởng và nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân là cực kỳ quan trọng trong lúc này”(1) và “Nhiệm vụ cấp bách của ta ở miền Bắc lúc này là phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho hợp với tình hình mới”(2).

Xem thêm:  Định mức mua sắm tài sản năm 2022

Đây là một chủ trương lớn và hết sức quan trọng của Đảng. Nó thể hiện rõ tư tưởng, tinh thần quyết tâm và chủ động đánh thắng đế quốc Mỹ của Trung ương Đảng, đồng thời quyết định đường lối, phương hướng công tác tư tưởng của Đảng ở miền Bắc trong những năm 1965-1975.

Nội dung “chuyển hướng tư tưởng” nêu trên được xác định ở mấy điểm chính:

1. Làm cho toàn Đảng, toàn dân hiểu rõ những vấn đề sau:

– Sự chuyển biến của tình hình, miền Bắc không còn ở trong thời kỳ xây dựng hoà bình nữa, mà đã bắt đầu ở vào thời chiến.

– So sánh lực lượng giữa ta và địch. Nhấn mạnh những thuận lợi của ta và thất bại nghiêm trọng của Mỹ, cho nên ta nhất định sẽ thắng, Mỹ nhất định sẽ thất bại hoàn toàn.

– Giải phóng miền Nam là trách nhiệm chung của nhân dân cả nước và cả nước đều phải tham gia đánh giặc. Cần phải xác định rõ “Miền Bắc dù có bị ném bom bắn phá đến đâu cũng phải vì giải phóng miền Nam mà không chút nao núng, nâng cao chí khí căm thù và quyết tâm thắng địch”(3). Phải đẩy mạnh phong trào “ba sẵn sàng” với nội dung và yêu cầu mới. Cần phải xây dựng tác phong tích cực, khẩn trương của thời chiến.

2. Phải ra sức xây dựng tư tưởng phấn khởi và tin tưởng, quyết chiến quyết thắng đế quốc Mỹ và tay sai, tư tưởng sẵn sàng chiến đấu và công tác ở bất cứ nơi nào theo tiếng gọi của Đảng và của Tổ quốc; tư tưởng sẵn sàng đánh bại bất cứ loại chiến tranh nào của địch, sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn gian khổ, sẵn sàng chiến đấu lâu dài chống Mỹ với tinh thần tự lực cánh sinh cao; chống tư tưởng sợ Mỹ, đánh giá địch quá cao, hoặc chủ quan khinh địch; tư tưởng hoang mang, dao động, cầu an; tư tưởng muốn đàm phán khi chưa có điều kiện có lợi, muốn kết thúc chiến tranh với bất cứ giá nào; tư tưởng ỷ lại vào sự giúp đỡ của nước ngoài và không tin vào sức mình.

Như vậy, “chuyển hướng tư tưởng” ở đây có thể hiểu một cách ngắn gọn là: chuyển từ nội dung và phương pháp tư tưởng ở thời bình sang nội dung và phương pháp tư tưởng ở thời chiến, trong đó bao gồm những nội dung cụ thể là đế quốc Mỹ dù có mạnh đến mấy chúng ta cũng nhất định thắng; miền Bắc dù có bị bắn phá đến đâu cũng phải quyết tâm cùng miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Cốt lõi của vấn đề chuyển hướng tư tưởng là làm cho nhân dân miền Bắc thấy rõ tình hình mới của đất nước, từ đó có sự đồng thuận tuyệt đối với Đảng, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong bất kỳ tình huống nào.

Chủ trương “chuyển hướng tư tưởng” của Hội nghị Trung ương 11 được tiếp tục khẳng định và bổ sung ở Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 (12-1965). Và Hội nghị xác định nhiệm vụ của công tác tư tưởng là:

– Giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân nhận rõ nhiệm vụ lịch sử vô cùng vẻ vang của nhân dân ta là chiến đấu chống một kẻ thù mạnh nhất và nguy hiểm nhất của loài người là đế quốc Mỹ, làm cho mọi người tin tưởng vững chắc rằng với đường lối đúng đắn của Đảng, với tinh thần dũng cảm chiến đấu của quân và dân ta, chúng ta có thể đánh bại bất cứ loại chiến tranh nào của đế quốc Mỹ.

Xem thêm:  Thẩm định dự an đầu tư mua sắm thiết bị

– Giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho nhân dân, nhất là cho bộ đội và thế hệ thanh niên, làm cho mọi người sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào, chiến đấu anh dũng với bất cứ kẻ thù nào, đánh bại bất cứ loại chiến tranh nào của địch.

– Làm cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng hiểu rõ trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân ta ở miền Bắc là phải tích cực tham gia sự nghiệp giải phóng miền Nam, phục vụ không điều kiện cho tiền tuyến miền Nam và hết sức giúp đỡ cách mạng Lào, làm cho mọi người hăng hái dốc sức ra làm tròn bất cứ nhiệm vụ nào của Đảng và chính phủ giao phó.

Như vậy, chủ trương “chuyển hướng tư tưởng” ở miền Bắc được Đảng ta xác định từ Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3-1965) và tiếp tục được khẳng định, bổ sung, cụ thể hoá ở Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (12-1965) cùng các chỉ thị, nghị quyết sau đó của Trung ương về công tác tư tưởng. Nội dung cơ bản của chủ trương là chuyển hướng công tác tư tưởng của Đảng theo hướng: Làm cho toàn thể nhân dân miền Bắc hiểu rõ tình hình miền Bắc không còn ở trong thời bình nữa mà đã chuyển sang thời chiến; nhiệm vụ thiêng liêng nhất của toàn Đảng toàn quân và toàn dân ta lúc này là nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước; toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ trong bất kể tình huống nào. Nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhất được Trung ương nhấn mạnh nhiều lần, đó là công tác tuyên truyền của Đảng phải tập trung khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân; giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tư tưởng quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, dù phải hy sinh, gian khổ đến mấy.

Đó là một chủ trương đúng đắn và có ý nghĩa to lớn trong việc chỉ đạo công tác tuyên truyền, cổ động của Đảng ở miền Bắc thời gian này. Từ chủ trương này, những vấn đề căn bản nhất của công tác tư tưởng nói chung, công tác tuyên truyền, cổ động nói riêng được xác định kịp thời và chính xác. Nhờ đó, công tác tuyên truyền, cổ động chính trị của Đảng ở miền Bắc được triển khai mạnh mẽ, rầm rộ và liên tục trong suốt những năm ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, góp phần to lớn vào việc động viên, cổ vũ tinh thần chiến đấu và sản xuất của nhân dân miền Bắc, biến sức mạnh tinh thần đó thành sức mạnh vật chất vượt qua mọi gian nan, thử thách, giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc chiến đấu không cân sức giữa dân tộc ta và đế quốc Mỹ. Chuyển hướng tư tưởng của Đảng ở miền Bắc những năm 65-75 là một bài học vô cùng quý giá, thiết nghĩ chúng ta cần nghiên cứu sâu sắc và vận dụng trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”./.

Ths. Phùng Thị Hiển

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

———–

(1), (2), (3) ĐCSVN, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2003, t.26, tr113, 110, 114.

Thuộc website harveymomstudy.com

Related Posts